Quảng Ngãi: Nhiều địa phương đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
Mới đây, ông Đinh Xuân Sâm - Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, huyện vừa gửi tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa, lũ gây ra đối với khu vực sạt lở bờ sông Vệ.
Theo đó, UBND huyện phối hợp với Sở Giao thông Vận tải cấm toàn bộ phương tiện qua lại khu vực Đèo Quán Thơm đoạn qua Dinh Bà, thôn Thuận Hòa, xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. Đối với vị trí sạt lở tại bờ sông Vệ, đoạn qua địa phận thôn Phú Lâm Tây, xã Hành Thiện làm 4 nhà dân bị nứt toác, nếu tình trạng mưa lũ diễn ra nhiều ngày huyện sẽ tính toán phương án di dời đến nơi an toàn.
Chiều 28/11, ông Đinh Xuân Sâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến kiểm tra trực tiếp tại hai vị trí này để tham mưu UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai do mưa lũ gây ra đối với khu vực này dựa trên cơ sở tờ trình của UBND huyện.
Theo UBND huyện Nghĩa Hành, từ ngày 23 đến 24/11, mưa lớn trên thượng nguồn khiến mực nước sông Vệ, đoạn qua địa phận huyện dâng cao trên mức báo động 3 là 0,71m, làm sạt lở bờ kè do người dân tự làm trước đó, trôi một số bụi tre do người dân trồng làm bờ chắn.
Để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Vệ tại khu vực nêu trên, theo UBND huyện Nghĩa Hành, cần có sự vào cuộc cơ quan chuyên môn thuê đơn vị tư vấn có kinh nghiệm tiến hành khảo sát, đo vẽ, khảo sát địa chất, địa hình, xác định rõ nguyên nhân gây sạt lở và phạm vi, mức độ bị ảnh hưởng; từ đó đề xuất phương án xử lý nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của các hộ dân sinh sống gần khu vực sông cũng như các tuyến đường giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật.
Ngoài ra, thị xã cũng có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở bờ sông Trà Câu (đoạn qua Tổ dân phố 1, phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ) do đợt mưa lũ xảy ra vào ngày 23 – 24/11 vừa qua gây ra.
Sạt lở đất gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với môi trường, đặc biệt là làm mất đi lớp đất màu mỡ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật và động vật. Khi đất bị cuốn trôi, các khu vực canh tác bị tàn phá, dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp và đe dọa sinh kế của người dân. Ngoài ra, sạt lở đất còn làm tắc nghẽn các dòng sông, gây ngập lụt và làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Những cơn mưa lớn hay các hoạt động khai thác đất, rừng không bền vững là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này, gây tổn hại lâu dài cho môi trường và sự đa dạng sinh học.