Quảng Ninh: Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây trồng vụ mùa

Minh Kiên|07/07/2021 03:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, việc chủ động ứng phó là biện pháp quan trọng nhất để các địa phương tỉnh Quảng Ninh phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại trên cây trồng vụ mùa năm 2021.

Ngoài nguyên nhân chính do thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, nắng nóng cộng với mưa xen kẽ là điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh phát sinh và gây hại. Còn nguyên nhân quan trọng nữa đó là việc nhiều hộ dân không làm vệ sinh đồng ruộng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn nhằm cắt nguồn thức ăn, môi trường cư trú, di chuyển và phát sinh gây hại sang vụ sau. Trước kia sau mỗi vụ người dân đều tiến hành cày đổ ải đất, cắt cỏ bờ, bón vôi nhưng nay cứ đến vụ mới thuê máy cày bừa rồi gieo trồng luôn nên sâu bệnh có cơ hội từ vụ trước lưu cữu sang vụ sau.

Ảnh minh họa

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, dự báo thời gian tới, thời tiết tiếp tục xảy ra nắng nóng kèm mưa rào, mưa dông trên diện rộng, là điều kiện thuận lợi để các loài sinh vật hại phát triển. Chỉ tính riêng trong tuần vừa qua, tổng diện tích nhiễm sinh vật gây hại trên cây trồng gần 47ha. Trong đó, tại Bình Liêu xảy ra hiện tượng nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa với diện tích là 0,2ha, bệnh cháy lá là 1ha, bệnh thối thân cây dong riềng là 15ha.

Trong đó, tại Bình Liêu xảy ra hiện tượng nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa với diện tích là 0,2ha, bệnh cháy lá là 1ha, bệnh thối thân cây dong riềng là 15ha. Tại Ba Chẽ cũng xảy ra bệnh nhiễm châu chấu tre lưng vàng trên cây tre luồng với diện tích 13ha, bệnh chết héo trên cây keo là 13ha. Ngoài ra, một số đối tượng như ốc bươu vàng, chuột, sâu đục thân, bệnh đốm nâu hại lúa, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ xít, nhện, rệp, sâu đục quả… gây hại ở mức độ thấp.

Đối với lúa vụ mùa, Chi cục khuyến cáo các địa phương, ngay sau khi thu hoạch lúa xuân cần khẩn trương tập trung lực lượng, phương tiện để làm đất, thực hiện cày bừa kỹ, làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng để hạn chế nguồn sâu bệnh, nhất là bệnh lùn sọc đen. Cùng với đó, thường xuyên giữ đủ nước trong ruộng để thúc đẩy nhanh quá trình phân huỷ xác thực vật; thực hiện tốt phương châm gieo cấy đúng khung thời vụ, áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh. Đặc biệt, căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương lựa chọn sử dụng 3-4 giống chủ lực, hạn chế tối đa đưa giống cũ, yếu, kháng bệnh thấp vào cơ cấu giống của địa phương.

Với các loại cây trồng khác như rau, cây ăn quả, Chi cục cũng khuyến cáo người trồng rau nên sử dụng các vật liệu chống nắng như phủ rơm, rạ, trấu trên mặt ruộng, làm giàn lưới che, tủ gốc…; tiến hành tưới ẩm các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm để giữ ẩm cho cây trong những ngày nắng nóng. Đồng thời, kiểm tra tình hình sinh vật hại trên các cây trồng để có biện pháp xử lý kịp thời, không ảnh hưởng đến cây trồng. Các địa phương cần đẩy mạnh chỉ đạo hướng dẫn cách phòng trừ, tích cực thông tin cho người dân về tình hình sâu bệnh.

Đồng thời, chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang các cây trồng giá trị cao, tiếp tục triển khai các mô hình trồng rau màu trong nhà kính, nhà lưới, màng che phủ để cây trồng phát triển tốt trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Với khí thế hăng say lao động sản xuất tại các địa phương trong toàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy, mặc dù chịu tác động không nhỏ của dịch bệnh Covid-19 nhưng những người nông dân vẫn quyết tâm vừa chống dịch, vừa bảo đảm nhịp độ sản xuất hướng tới một vụ mùa bội thu với năng suất và sản lượng đạt cao.

Minh Kiên

Bài liên quan
  • Quảng Ninh: Cải thiện môi trường sống nông thôn
    Moitruong.net.vn – Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh chú trọng xây dựng nhiều công trình cơ sở hạ tầng nông thôn; qua đó, góp phần làm bừng lên sức sống ở khắp vùng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ninh: Phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây trồng vụ mùa