Rà soát dự thảo Chiến lược đảm bảo phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Hà Anh|25/11/2020 02:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về Dự thảo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo Chiến lược).

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục rà soát dự thảo Chiến lược đảm bảo phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, các chiến lược liên quan (gồm dự thảo Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường); chủ động làm việc với các Bộ, ngành liên quan để thống nhất về các tiêu chí giám sát và đánh giá kết quả bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, sau khi Đại hội Đảng lần thứ XIII kết thúc, tiếp tục rà soát đảm bảo dự thảo Chiến lược phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng tại các văn kiện. Hoàn thiện dự thảo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh minh họa

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – đơn vị soạn thảo dự thảo Chiến lược cho biết, dự thảo Chiến lược đã đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, 6 nhóm giải pháp, 25 chỉ tiêu, mục tiêu đến năm 2030; 5 quan điểm, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030, phải từng bước ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách, từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm của đa dạng sinh học; nâng cao năng lực, từng bước chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh, cac-bon thấp, hướng tới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.

Để thực hiện thành công các mục tiêu đó, dự thảo Chiến lược cũng đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp. Trong đó, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về vai trò của môi trường; tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; tăng cường thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, công khai, minh bạch thông tin và đẩy mạnh sự giám sát của cộng đồng; ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới quan trắc và cơ sở dữ liệu về môi trường.

Hà Anh

Bài liên quan
  • Hà Nội: Nỗ lực để Thành phố không còn rác thải nhựa
    Moitruong.net.vn – Hiện phong trào hạn chế rác thải nhựa tại Hà Nội đã và đang đem lại nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tuyên truyền thôi chưa đủ, cần nâng cao nhận thức chung của người dân thì còn cần hoàn thiện chính sách, tăng thuế, khuyến khích tái chế…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rà soát dự thảo Chiến lược đảm bảo phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)