Rà soát nguồn thải gây ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy

An An|27/03/2018 23:12
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa ban hành Công văn đề nghị sở, ngành liên quan phối hợp rà soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường thuộc lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy trên địa bàn thành phố.

Rà soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường thuộc lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội 

Theo đó, để có đầy đủ cơ sở báo cáo UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Sở NN&PTNT tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, tài nguyên nước nhằm nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền cấp cơ sở trong việc bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, bảo vệ nguồn nước. Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc rà soát, thống kê các điểm xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã kiên quyết xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm công trình thủy lợi, xả thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn cho phép vào hệ thống công trình thủy lợi; gắn trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở nếu để tình trạng vi phạm công trình thủy lợi, vi phạm về xả thải tái diễn trên địa bàn được giao quản lý.

Rà soát, cập nhật, tổng hợp các điểm xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi bao gồm cả hệ thống công trình thủy lợi mới được bàn giao từ các địa phương về các doanh nghiệp thủy lợi quản lý theo chỉ đạo của UBND thành phố. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các nguồn xả thải trực tiếp vào hệ thống công trình thủy lợi. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường phải tiến hành xử lý ngay theo thẩm quyền, đồng thời, báo cáo với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời chỉ đạo, xử lý. Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc nắm bắt thông tin, tuyên truyền, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả trong các trường hợp vi phạm liên quan đến tỗ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

Về các điểm xả nước thải (nguồn thải) vào hệ thống công trình thủy lợi theo kết quả từ các doanh nghiệp thủy lợi đã rà soát, cập nhật, thống kê, tổng hợp đến thời điểm hiện nay, bao gồm các nội dung: Điểm xả, phân loại nguồn gốc xả thải sản xuất, sinh hoạt…; vị trí xả thải, thuộc địa phận xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã; nắm phát sinh; kích thước cửa xả; lưu lượng xả thải; cấp phép xả thải; cống thải chung hoặc riêng của từng đơn vị.

Về các điểm xả nước thải (nguồn thải) vào hệ thống công trình thủy lợi gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy thuộc địa phận thành phố trong số các điểm xả nước thải (nguồn thải) đã được rà soát, cập nhật, tổng hợp nêu trên. Ngoài ra, cho ý kiến về đề xuất cơ chế phối hợp giải quyết những vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh…

An An 

Bài liên quan
  • Hà Nội, TP.HCM nằm trong 12 tỉnh thành sắp xếp lại toàn diện đơn vị hành chính
    Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Rà soát nguồn thải gây ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.