Rừng phòng hộ - Bài 1: Chức năng và các quy định phân loại

Hương Nguyễn|11/05/2023 10:30

Rừng phòng hộ là tài nguyên quan trọng đối với mỗi quốc gia, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học và khí hậu địa phương, rừng còn ảnh hưởng đến đời sống của người dân và nền kinh tế đất nước.

Rừng phòng hộ là gì?

Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

rung-phong-ho.jpg
Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng sinh thái.

Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Rừng phòng hộ được chia ra thành nhiều loại khác nhau bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Tùy theo từng loại rừng mà chúng được xây dựng tại những vị trí khác biệt, giữ các chức năng nhất định.

Chức năng rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ có rất nhiều chức năng khác nhau. Mỗi một loại rừng lại đóng vai trò nhất định đồng thời tạo sức ảnh hưởng, sự tác động rất lớn đến quá trình tồn tại và phát triển của trái đất, cụ thể:

Rừng phòng hộ đầu nguồn: loại rừng này giúp điều tiết nguồn nước nhằm hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ…

Rừng phòng hộ ngăn tác hại do gió, bão: loại rừng này được ví như tấm khiên xanh khổng lồ có công dụng chắn cát để bảo vệ xóm làng, đồng ruộng, đường giao thông,… Loại rừng này thường tập trung chủ yếu ở ven biển.

Rừng phòng hộ ngăn sóng: loại rừng này có vai trò bảo vệ công trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành đất mới. Loại rừng này thường sinh trưởng tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông.

Rừng phòng hộ được trồng xung quanh các điểm dân cư, khu công nghiệp, đô thị: loại rừng này giúp cư dân sinh sống trong những khu vực này được hưởng bầu không khí trong lành bởi nó có chức năng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái trong các khu vực đó.

Một số loại rừng phòng hộ khác có thể bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là loại rừng có thể điều hòa, chống ô nhiễm môi trường, khu đô thị, du lịch…

Để làm mất rừng phòng hộ hay thu hẹp diện tích sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Động thực vật sẽ mất đi môi trường sống tự nhiên, làm đảo lộn hệ sinh thái. Khi không còn rừng, lũ lụt xuất hiện với tần suất ngày càng tăng lên và không diễn ra theo quy luật mà con người đã lường trước, đẩy con người vào cảnh mất nhà cửa, ruộng vườn canh tác, mất nguồn tài nguyên thiên nhiên .… và hậu quả cuối cùng chính là dẫn đến đói nghèo. Bên cạnh đó, người dân ở các đô thị cũng phải chịu cảnh phố xá ngập lụt vào mỗi mùa mưa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và quá trình lưu thông các phương tiện đi lại. Có thể thấy, rừng phòng hộ có vai trò vô cùng trọng yếu đối với đời sống của con người và các hệ sinh thái khác.

Tiêu chí phân loại rừng phòng hộ hiện nay

Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, các loại rừng phòng hộ được phân loại theo mức độ xung yếu bao gồm 2 nhóm sau :

Nhóm 1

Rừng phòng hộ đầu nguồn.

Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.

Rừng phòng hộ biên giới.

Nhóm 2

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.

Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.

Dựa vào điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chí của từng loại rừng phòng hộ dựa vào các yêu tố sau:

Rừng phòng hộ đầu nguồn: Khoản 1 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định , rừng phòng hộ đầu nguồn lai rừng thuộc lưu vực sông, hồ, đáp ứng những tiêu chí sau:

Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên.

Về lượng mưa: có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2000 mm trở lên hoặc từ 1000mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng

Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30cm.

Rừng phòng hộ bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư: Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư là rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.

Rừng phòng hộ biên giới: Đây là khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay cần đáp ứng những tiêu chí sau.

rung-ven-bien.jpg
Rừng phòng hộ ven biển

Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển : đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng phòng hộ tối thiểu là 300m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hàng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hàng năm vào trong đất liền.

Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản này : chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.

Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển cần đáp ứng những tiêu chí sau:

Đối với vùng bờ biển hội tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150m.

Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20m tính từ chân đê và có ít nhất 3 hàng cây trở lên.

Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100m, nơi không có đê là 250m.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Rừng phòng hộ - Bài 1: Chức năng và các quy định phân loại