Sóc Trăng: Khai thác tiềm năng năng lượng sạch

Trọng Nhân|31/12/2020 12:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sóc Trăng được đánh giá là vùng đất đầy tiềm năng để phát triển năng lượng như: điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối…

Sở Công Thương Sóc Trăng cho biết, theo khảo sát của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tại các vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng lớn về điện gió do bờ biển dài và rộng. Cụ thể, gió ở độ cao 120m tại khu vực bãi bồi ven biển có tốc độ đạt trung bình khoảng 8,3m/s nên theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng của tỉnh để phát triển các dự án điện gió trong đất liền và ngoài khơi tương đương quy mô công suất trên 7.000MW. Theo quy hoạch đã được phê duyệt của Bộ Công Thương về phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sóc Trăng có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió.

Với chiều dài bờ biển hơn 72 km, Sóc Trăng có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lượng sạch 

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của Bộ Công thương về phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sóc Trăng có ba vùng quy hoạch phát triển điện gió. Vùng 1 được phân bổ tại khu vực bãi bồi ven biển thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung có diện tích 21.900 ha, công suất dự kiến 860 MW, vận tốc gió trung bình 6,4 m/s. Vùng 2 phân bổ ở khu vực đất liền ven biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề có diện tích 7.500 ha, công suất dự kiến 295 MW, vận tốc gió 6 m/s. Vùng 3 phân bổ tại khu vực đất liền thị xã Vĩnh Châu có diện tích 7.940 ha, công suất dự kiến 315 MW, vận tốc gió 6,2 m/s. Riêng giai đoạn sau năm 2020, công suất lắp đặt tích lũy đạt khoảng 200 MW với sản lượng điện gió tương ứng là 470 triệu kW giờ.

Cũng theo quy hoạch này, tỉnh Sóc Trăng được phê duyệt diện tích đất khảo sát 37.340 ha, quy mô công suất 1.470 MW. Đồng thời, khả năng truyền tải của lưới điện đã được Bộ Công thương và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch cho Sóc Trăng là 20 dự án điện gió với tổng công suất 1.435 MW. Hiện, tình hình triển khai các dự án bám sát tiến độ, dự kiến đến tháng 10-2021 đưa vào vận hành tám dự án, các dự án còn lại sẽ đưa vào vận hành trong năm 2022 và 2023. Các dự án nhà máy điện gió tại Sóc Trăng đều thực hiện đăng ký Chứng nhận tiêu chuẩn vàng cho các mục tiêu toàn cầu (GS4GG), là bộ tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Việc đăng ký Chứng nhận GS4GG sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020 và dự kiến được ban hành chứng chỉ vào năm 2021 và 2022.

Sở Công Thương Sóc Trăng cho biết, theo khảo sát của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tại các vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng có tiềm năng lớn về điện gió do bờ biển dài và rộng. Cụ thể, gió ở độ cao 120m tại khu vực bãi bồi ven biển có tốc độ đạt trung bình khoảng 8,3m/s nên theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng của tỉnh để phát triển các dự án điện gió trong đất liền và ngoài khơi tương đương quy mô công suất trên 7.000MW. Theo quy hoạch đã được phê duyệt của Bộ Công Thương về phát triển điện gió giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Sóc Trăng có 3 vùng quy hoạch phát triển điện gió.

Bên cạnh phát triển điện gió, tỉnh Sóc Trăng còn có tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời. Theo số liệu đo đạc, số giờ nắng trong năm của tỉnh Sóc Trăng khá cao, dao động từ 2.292 giờ đến 2.488 giờ/năm, bình quân có khoảng 4,7 đến 5 giờ/ngày, thời điểm cao nhất vào khoảng tháng 3 – 4, có thể đạt hơn sáu giờ/ngày. Theo Đề án phát triển điện mặt trời tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030, tỉnh đề xuất cập nhật vào quy hoạch điện VIII, với quy mô công suất khoảng 1.775 MWp.

Thời gian gần đây, với chính sách khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, nhiều dự án nguồn điện mặt trời đã được triển khai đầu tư xây dựng, trong đó điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) là loại hình có khá nhiều tính ưu việt, hiệu quả kinh tế cao. Đơn cử, trước đây cơ sở sản xuất cửa sắt Minh Thiện tại TP Sóc Trăng hằng tháng phải trả gần 30 triệu đồng tiền điện. Từ năm 2019, cơ sở này quyết định đầu tư lắp 400 m2 tấm pin tạo ra bình quân 300 kW giờ điện/ngày, đáp ứng đến 80% lượng điện tiêu thụ của cơ sở.

trước mắt, với những dự án đã được phê duyệt, Sở Công Thương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp như: tiếp tục hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án điện gió, điện mặt trời và các dự án phát triển lưới điện, với nguyên tắc đầu tư phát triển nguồn điện tương ứng với hệ thống phân phối điện, nhằm bảo đảm giải tỏa được công suất phát điện cho các dự án; tiếp tục phối hợp Sở, ngành và địa phương tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng nguồn điện và lưới điện theo định hướng phát triển hạ tầng năng lượng đồng bộ của tỉnh nói riêng và của quốc gia nói chung.

Về lâu dài, hiện nay Sở Công Thương đang rà soát, đánh giá tiềm năng phát triển điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, nhất là phát triển điện gió ngoài khơi vùng biển tỉnh Sóc Trăng, qua đó làm cơ sở để tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa Chương trình hành động số 34-CTR/TU ngày /11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Về lâu dài, hiện nay Sở Công Thương đang rà soát, đánh giá tiềm năng phát triển điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, nhất là phát triển điện gió ngoài khơi vùng biển tỉnh Sóc Trăng, qua đó làm cơ sở để tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa Chương trình hành động số 34-CTR/TU ngày /11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Trọng Nhân


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sóc Trăng: Khai thác tiềm năng năng lượng sạch