Sơn La: Hiệu quả từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng

Minh Trang|16/09/2022 12:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng, đã giúp bà con Pá Ma Pha Khinh (huyện Quỳnh Nhai, Sơn La) có điều kiện bảo vệ rừng tốt hơn.

Pá Ma Pha Khinh (huyện Quỳnh Nhai) là xã ven sông có địa hình phức tạp, độ dốc khá lớn, dân cư không tập trung… Xã hiện có hơn 5.330ha rừng, gồm rừng phòng hộ trên 3.000ha, rừng sản xuất 1.964ha, độ che phủ rừng đạt trên 51%.

dich-vu-moi-truong-rung.png
Nhân dân và ngành chức năng xã Pá Ma Pha Khinh phát dọn thực bì. Ảnh: Báo NNVN

Theo tập quán canh tác của người dân địa phương, vào các thời điểm mùa vụ, người dân thường đốt nương làm rẫy nên nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao. Do vậy, ngay từ đầu năm, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) luôn được UBND xã xác định là nhiệm vụ trọng tâm để chỉ đạo các bản và các chủ rùng triển khai thực hiện.

Bản Pá Le, xã Pá Ma Pha Khinh hiện có trên 2.000ha rừng tự nhiên. Để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của rừng, bản đã thành lập Tổ bảo vệ rừng, cùng với kiểm lâm địa bàn thường xuyên đi tuần tra bảo vệ và PCCCR ở các khu vực rừng có nguy cơ cao dễ xảy ra cháy rừng. Đồng thời, tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết bảo vệ rừng.

Ý thức bảo vệ và PCCC rừng của người dân ngày càng nâng cao rõ rệt, từ đầu năm 2022 đến nay, các khu vực rừng trên địa bàn bản quản lý đã không xảy ra vụ cháy rừng nào. Năm qua, bản được chi trả hơn 1,1 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Từ khoản tiền này, Ban Quản lý bản đã trích một khoản để tu sửa đường nội bản, thủy lợi, hỗ trợ đội bảo vệ rừng, mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị phục vụ công tác bảo vệ và PCCC và chi trả cho mỗi hộ 6 triệu đồng.

Các chế độ của thành viên trong tổ bảo vệ rừng đều được Ban quản lý bản họp lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn thời gian qua, đã góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, độ che phủ rừng và chất lượng rừng được nâng lên, đời sống của người dân được cải thiện.

Ông Mè Văn Ninh, Trưởng bản Pá Le cho biết: "Chúng tôi cũng đã thành lập tổ công tác gần 20 người luân phiên nhau đi tuần tra, canh gác, bảo vệ. Đến mùa khô hanh phát dọn thực bì và phát đường băng cản lửa. Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được chi cho người dân để có thu nhập, một phần chi cho công tác quản lý bảo vệ, rừng phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng".

Bài liên quan
  • Lâm Đồng: Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    Thời gian qua, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu tỉnh ban hành các quy định thực hiện chính sách chi trả DVMTR, tạo được sự đồng tình ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, đơn vị liên quan và Nhân dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Sơn La: Hiệu quả từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng