Vùng bờ biển ven bờ bán đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng cho thấy hiện trạng suy thoái đáng báo động: rạn san hô giảm hơn 40%, cỏ biển bị thu hẹp 90% .
>>> Sớm có giải pháp bảo vệ, chuyển đổi hợp lý vườn tiêu Tây Nguyên
Ảnh minh họa
Vùng biển ven bờ bán đảo Sơn Trà, TP. Đà Nẵng nằm ngay dưới chân khu bảo tồn thiên nhân Sơn Trà từng được các chuyên gia đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Thế nhưng theo báo cáo mới nhất của Viện Hải dương học, hệ sinh tháo này đã bị suy thoái nghiêm trọng.
Cụ thể, hệ sinh thái rạn san hô tại Sơn Trà đã giảm 42% diện tích trong 10 năm. Từ 2006 đến 2016, khoảng 34ha san hộ đã biến mất.
Phía Nam bán đảo đã suy giảm độ phủ nghiêm trọng của san hô cứng ở địa điểm Hục Lỡ, từ 31,25% (2006) giảm còn 4,7% (2016). San hô mềm cũng suy giảm độ phủ từ 3- 9,4% ở các điểm khảo sát Bãi Bụt, Hục Lỡ và Bãi Nồm.
Riêng ở Bãi Bắc, độ phủ san hô cứng từ 31,9% (2006) đã giảm còn 0,6% (2016), Mũi Lố độ phủ san hô cứng từ 21,3% (2006) giàm còn 7,5% (2016). Điều này có nghĩa là rạn san hô ở khu vực này gần như bị huỷ diệt hoàn toàn.
Cũng theo báo cáo này, một con số đáng báo động khi suy thoái thảm cỏ biển lên đến 90%, bởi nếu nghiên cứu năm 2005, Sơn Trà có 10ha cỏ biển thì giờ đây còn chưa tới 1ha.
Hoài Nam (T/h)