Nhựa được làm từ các sản phẩm tự nhiên như than đá, khí thiên nhiên, cellulose, muối và dầu thô trải qua một quá trình gọi là trùng hợp với sự hiện diện của chất xúc tác. Các hợp chất thu được gọi là polyme được tiếp tục xử lý với các chất phụ gia để làm nhựa.
Hạn chế sử dụng hộp nhựa đựng thực phẩm bởi chúng tăng nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe. Ảnh: Internet
Các hợp chất có hại có thể ngấm vào thực phẩm
Bạn có biết rằng thực phẩm đựng trong các hộp nhựa không được khuyến khích làm nóng trong lò vi sóng vì nhựa có khuynh hướng tiết ra hóa chất khi ở nhiệt độ cao.
Khi nhựa tiếp xúc với kích thích tố estrogen bên trong cơ thể, nó làm tăng nguy cơ một số bệnh như bệnh tim, tiểu đường, rối loạn thần kinh, ung thư, rối loạn chức năng tuyến giáp, dị dạng sinh dục và nhiều bệnh khác.
Dùng đồ nhựa có thể gây ra các vấn đề về sinh sản
Phthalate là một hóa chất độc hại khác được sử dụng để làm cho nhựa dẻo và nhựa mềm. Chúng được tìm thấy trong các hộp đựng thực phẩm, sản phẩm làm đẹp, đồ chơi, sơn… Hóa chất độc hại này có tác động tiêu cực đến khả năng miễn dịch và điều hòa kích thích tố, cả hai đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản.
Thêm vào đó, BPA có thể dẫn đến sẩy thai và gây khó thụ thai cho phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy các chất độc được tìm thấy trong nhựa có thể gây dị tật bẩm sinh và các vấn đề phát triển ở trẻ em.
Nhựa gây phá hoại môi trường
Nhựa không phân hủy sinh học và đang được đào thải ở một tốc độ đáng báo động trong các bãi chôn lấp. Tệ hơn nữa, nhựa có thể ngấm vào đường nước ngọt và đại dương. Một ví dụ đáng chú ý là Great Pacific Garbage Patch (cũng được mô tả là xoáy rác Thái Bình Dương, là một nhóm các mảnh vụn biển ở phía bắc trung tâm Thái Bình Dương), một bộ sưu tập lớn các hạt nhựa trôi nổi, chỉ đại diện cho một trong nhiều hòn đảo rác trên thế giới.
Nhựa không phân hủy sinh học nhưng nó phân hủy thành các hạt nhỏ hơn dưới tác động của mặt trời và nước. Những hạt vi nhựa này bị cá và chim ăn, do đó chúng bắt đầu xâm nhập vào chuỗi thức ăn. Tất nhiên, ăn quá nhiều thực phẩm độc hại cũng đem đến cho quần thể những loài động vật này nguy cơ giảm số lượng cá thể và đe dọa nhiều loài đến mức tuyệt chủng.
Không dễ để tránh sử dụng nhựa hoàn toàn vì sự phổ biến của nó trong việc cung cấp thực phẩm cho con người. Tuy nhiên, có một số bước dễ dàng có thể thực hiện để giảm thiểu phơi nhiễm. Để bắt đầu, hãy chuyển sang đồ thủy tinh với hộp đựng, bình uống và bình sữa trẻ em. Sử dụng khăn giấy trong lò vi sóng để tránh dây bẩn thay vì dùng màng bọc thực phẩm.
Từ những việc làm đó, con người dần dần có thể giảm sự phụ thuộc vào nhựa, sức khỏe của trái đất và tất cả các sinh vật trên trái đất sẽ cải thiện theo cấp số nhân.
Tú Anh (T/h)