Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Hà Anh|16/06/2023 10:20

Tối ngày 11/6, tại bãi biển Tiên Trang, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn đã tổ chức chương trình Gala Dinner chào mừng 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).

Gala Dinner chào mừng 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tham dự buổi Gala Dinner có bà Phạm Thị Xuân – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vẻ – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Toàn – Bí thư chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên của Tạp chí.

Cách đây 98 năm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Báo Thanh niên, số ra đầu tiên vào ngày 21/6/1925, đặt nền móng cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. Trong các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc, báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng. Các nhà báo có mặt trên khắp các chiến trường, vừa cầm bút, vừa cầm súng để làm báo và chiến đấu, góp phần tạo nên khí thế hào hùng của quân và dân ta trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, gian khổ.

Vai trò và đóng góp to lớn của Báo chí Cách mạng tiếp tục được thể hiện trong thời kỳ Đổi mới. Những bài báo mang tinh thần đổi mới, ủng hộ, cổ vũ động viên những nhân tố mới, phong trào thi đua lao động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, trên mọi miền của Tổ quốc; phản ánh thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; những bài phóng sự, điều tra về những mô hình mới, những điển hình tiên tiến, về chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đã làm nức lòng nhân dân cả nước, góp phần làm nên thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua.

gala-2-.jpg
Ông Nguyễn Văn Toàn – Bí thư chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống phát biểu tại buổi Gala Dinner

Phát biểu tại buổi Gala Dinner, Tổng Biên tập Nguyễn Văn Toàn chia sẻ: 98 năm qua, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh của mình đó là tuyên truyền chủ trường đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; cổ vũ động viên các mô hình tiên tiến và đặc biệt Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cũng đã có những bài phản biện về vấn đề ô nhiễm môi trường để làm tốt giúp người dân có cuộc sống tốt hơn.

Năm nay, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống kỷ niệm 15 năm thành lập (1/8/2008 - 1/8/2023) và 7 năm Tạp chí điện tử Moitruong.net.vn. Những năm qua, Tạp chí cũng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền báo chí nước nhà. Tuy là một cơ quan tự chủ nhưng bằng lòng nhiệt huyết, sự quyết tâm của tất cả các cán bộ phóng viên, biên tập viên thì Tạp chí đã gây dựng được chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả. Những bài phản biện, tuyên truyền về vấn đề môi trường, nước sạch và biến đổi khí hậu đã nhận được sự đánh giá rất cao của các chuyên gia, các nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý nhà nước, ông Toàn cho biết thêm

gala-3-.jpg
Bà Phạm Thị Xuân – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu tại buổi Gala Dinner

Phát biểu tại buổi Gala Dinner, bà Phạm Thị Xuân – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến Tạp chí: Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, thay mặt Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, tôi xin chúc các vị lãnh đạo, cán bộ phóng viên, biên tập viên của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam mạnh khỏe, hạnh phúc, chúc tạp chí ngày càng phát triển, chất lượng và hiệu quả.

Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam có cơ quan ngôn luận là Tạp chí Môi trường và Cuộc sống. Hội luôn đánh giá cao các hoạt động của Tạp chí. Với quá trình hoạt động và công tác tại Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam 15 năm, tôi là người được chứng kiến Tạp chí ngay từ những ngày đầu thành lập. 15 năm cả một chặng đường tạp chí đã có rất nhiều cố gắng. Những ngày đầu khi mới thành lập, Tạp chí có rất nhiều khó khăn. Và cho đến ngày hôm nay, Tạp chí đã có tất cả, một ban biên tập vững vàng về chuyên môn, một cơ sở vật chất đầy đủ các phương tiện tác nghiệp và có một đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam rất năng động, mang đầy đủ tâm huyết của người làm báo, bà Xuân chia sẻ

gala-4-.jpg
Ông Lê Hoài Châu - Trưởng văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa

Chia sẻ tại buổi Gala Dinner chào mừng 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ông Lê Hoài Châu - Trưởng văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung Bộ tại Thanh Hóa cho biết: Tôi với hơn 30 năm làm báo, nhưng ngày hôm nay tôi rất vui khi được dự chương trình này. Với tôi thì có lẽ là nghề đã chọn tôi. Và theo tôi, khi chúng ta làm nghề cần phải có cái tâm và thật sự yêu nghề. Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi xin chúc các cán bộ phóng viên, biên tập viên của Tạp chí lời chúc sức khỏe và lời chúc mừng tốt đẹp. Trong thời gian tới, Tạp chí Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn sẽ ngày càng phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thông tin và sự mong mỏi của độc giả.

gala-1-(1).jpg
Tập thể cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Sáng cùng ngày, Tạp chí cũng đã tổ chức cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên thăm quan tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).

Dưới đây là một số hình ảnh thăm quan tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh:

img_1298.jpg
Lãnh đạo Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng lãnh đạo Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh
img_1269.jpg
img_1306.jpg
img_1310.jpg
img_1288.jpg
img_1293.jpg
Tập thể cán bộ, phóng viên Tạp chí Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây Bắc, nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây là một di tích lịch sử quốc gia cấp từ năm 1962. Năm 2012, khu di tích này được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Nhân vật tạo lập Lam Kinh là Lê Thái Tổ. Sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) đánh đuổi giặc nhà Minh và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Thái Tổ lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Đồng thời nhà vua cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay còn gọi là Tây Kinh.

Thành điện Lam Kinh phía bắc dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ Vương (王). Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ.

Với ưu thế về diện tích trải dài trên 140 ha, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá) đã không chỉ giữ được nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê, mà còn lưu giữ cả những câu chuyện truyền thuyết mang đầy màu sắc huyền bí của một triều đại phong kiến được coi là hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam