Tham vấn “Trách nhiệm của các bên liên quan đối với ô nhiễm nhựa” tại Hội An

Mai Lan|16/09/2022 20:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngày 16/9, tại Hội An, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp cùng UBND thành phố Hội An và Viện nước Quốc tế Stockholm (SIWI) tổ chức họp tham vấn “Trách nhiệm của các bên liên quan đối với ô nhiễm nhựa ở Hội An: Phân tích theo cách tiếp cận từ Nguồn tới Biển”.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết, Hội An là thành phố du lịch, là điểm đến quan trọng trong hành lang di sản miền Trung - Tây Nguyên. Với tốc độ tăng trưởng nhanh về du lịch, rác thải từ hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lượng rác thải hàng ngày của thành phố. Việc đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách cùng với sự tiện nghi trong các dịch vụ du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa.

hoi-an.jpg
Cuộc họp tham vấn “Trách nhiệm của các bên liên quan đối với ô nhiễm nhựa ở Hội An: Phân tích theo cách tiếp cận từ Nguồn tới Biển”.

Theo thống kê, khối lượng rác thải phát sinh tại TP. Hội An gia tăng dần qua các năm: Từ khoảng 65,5 tấn/ngày vào năm 2013 đã tăng lên 100 tấn/ngày ở thời điểm năm 2019. Theo kết quả điều tra thành phần rác thải năm 2021, trung bình một ngày, lượng rác thải nhựa dùng một lần và túi ni lông chiếm từ 15 - 23% tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố. Đến thời điểm này, các sản phẩm nhựa dùng một lần đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ.

Trong 2 năm qua, được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức (GIZ), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Viện nước Quốc tế Stockholm (SIWI) đã phối hợp với UBND TP. Hội An thực hiện hoạt động “Thí điểm cách tiếp cận từ nguồn tới biển (S2S) trong quản lý rác thải nhựa tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Hoạt động cung cấp thêm thông tin về các nhóm liên quan đến dòng rác thải tại TP. Hội An và đưa ra những đánh giá phân tích, từ đó xác định được các vấn đề cần ưu tiên trong quản lý rác thải nhựa tại địa phương. Hoạt động sẽ góp phần hỗ trợ thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-TU của Thành ủy Hội An về triển khai các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn thành phố và Đề án Bảo vệ môi trường TP. Hội An đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết, Hội An là thành phố du lịch, là điểm đến quan trọng trong hành lang di sản miền Trung - Tây Nguyên. Với tốc độ tăng trưởng nhanh về du lịch, rác thải từ hoạt động thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lượng rác thải hàng ngày của thành phố. Việc đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách cùng với sự tiện nghi trong các dịch vụ du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa.

Theo thống kê, khối lượng rác thải phát sinh tại TP. Hội An gia tăng dần qua các năm: Từ khoảng 65,5 tấn/ngày vào năm 2013 đã tăng lên 100 tấn/ngày ở thời điểm năm 2019. Theo kết quả điều tra thành phần rác thải năm 2021, trung bình một ngày, lượng rác thải nhựa dùng một lần và túi ni lông chiếm từ 15 - 23% tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố. Đến thời điểm này, các sản phẩm nhựa dùng một lần đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ.

pcttp-ha.jpg
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, rác thải nhựa tại Hội An gia tăng dần qua các năm.

Trong 2 năm qua, được sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức (GIZ), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Viện nước Quốc tế Stockholm (SIWI) đã phối hợp với UBND TP. Hội An thực hiện hoạt động “Thí điểm cách tiếp cận từ nguồn tới biển (S2S) trong quản lý rác thải nhựa tại TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam”. Hoạt động cung cấp thêm thông tin về các nhóm liên quan đến dòng rác thải tại TP. Hội An và đưa ra những đánh giá phân tích, từ đó xác định được các vấn đề cần ưu tiên trong quản lý rác thải nhựa tại địa phương. Hoạt động sẽ góp phần hỗ trợ thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT-TU của Thành ủy Hội An về triển khai các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn thành phố và Đề án Bảo vệ môi trường TP. Hội An đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.

“Với sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, chia sẻ để phác thảo và xây dựng một kế hoạch hành động chung về trách nhiệm của các bên liên quan nhằm giảm thiểu rò rỉ rác thải nhựa ra môi trường. Góp phần xây dựng thành công Hội An: Thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch”, ông Hùng cho hay.

Được biết, Hội An là một thành phố ven biển thuộc tỉnh Quảng Nam với gần 100.000 dân. Đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất trong nước kể từ khi thành phố được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO. Số lượng du khách đã tăng theo cấp số nhân từ 3.400 khách du lịch vào năm 1991 lên gần 5 triệu lượt khách vào năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng này đã khiến du lịch trở thành hoạt động kinh tế chính của thành phố, nhưng cũng khiến các dịch vụ như thu gom rác thải rắn chịu áp lực ngày càng lớn. Bất chấp những nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa và một số dự án thực hiện phân loại chất thải rắn tại đầu nguồn, lượng nhựa dùng một lần vẫn được sử dụng rộng rãi.

Những khó khăn mà các bên liên quan đang gặp phải hiện nay như: thành phố đang gặp những khó khăn trong xây dựng các chế tài từ các quy định của bộ/tỉnh, thiếu chiến lược tổng thể về giảm nhựa để kết nối nguồn lực từ các bên, sự đầu tư chưa phù hợp với hiện trạng rác thải địa phương, thiếu doanh nghiệp sản xuất và tái chế nhựa tại địa phương. Đặc biệt, TP. Hội An có vị trí cuối nguồn của lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn khiến rác trôi theo dòng chảy và ứ đọng ở cuối nguồn. Ngoài ra, hiện cũng chưa có quy định cụ thể về giá thu mua và phúc lợi cho nhóm thu mua ve chai - một trong 5 bên liên quan chính của dòng rác.

Điều này cho thấy ngoài các nguồn lực về tài chính, con người, đầu tư công nghệ để cải thiện việc thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn thì sự phối hợp giữa các bên liên quan, những nhóm chịu ảnh hưởng, được hưởng lợi bởi hệ thống quản lý chất thải rắn là rất quan trọng.

Bà Ruth Mathews - Giám đốc cấp cao Viện nước Quốc tế Stockholm - Thụy Điển cho biết, với một số khó khăn vướng mắc trên, cuộc họp tham vấn sẽ cung cấp thêm thông tin về các nhóm liên quan đến dòng rác tại TP. Hội An, sự phụ thuộc của các bên, xác định những rào cản và cơ hội, đưa ra những đánh giá phân tích, từ đó xác định được các vấn đề cần ưu tiên trong quản lý rác thải nhựa tại địa phương cũng như ở lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Tham vấn “Trách nhiệm của các bên liên quan đối với ô nhiễm nhựa” tại Hội An
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.