Quảng Nam đã bước đầu định vị được thương hiệu du lịch xanh nhưng để tạo ra hiệu quả lớn và lan tỏa sâu rộng vẫn còn chặng đường dài phía trước. Bên cạnh đó cần phải kết nối, liên kết, hình thành chuỗi cung ứng du lịch xanh.
Cù Lao Chàm, thành phố Hội An nhiều năm làm tốt việc xây dựng và vận hành mô hình phục hồi tài nguyên rác, trở thành điểm sáng trên cả nước về phân loại rác tại nguồn, bảo vệ môi trường, đưa Cù Lao Chàm trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch xanh.
Hạn chế rác thải nhựa vẫn là bài toán khó giải quyết ở các địa phương trong cả nước và ở tỉnh Quảng Nam. Cần có những quy định, chế tài trong sản xuất, sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải và đầu tư các khu xử lý, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn gửi các sở ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư về việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư tại khu vực cồn, bãi trong lòng sông và ven sông trên địa bàn huyện Duy Xuyên, thị xã Điện Bàn, TP.Hội An.
Trang tư vấn du lịch hàng đầu thế giới Lonely Planet (Hoa Kỳ) vừa xếp biển An Bàng (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vào tốp 10 bãi biển đẹp nhất mà du khách nên trải nghiệm khi đến Việt Nam.
Các đơn vị chức năng tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam tăng cường việc xử lý các cây xanh đô thị, giảm thiểu tình trạng ngã đổ, gây ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản người dân, các hệ thống điện, hạ tầng kỹ thuật.
BQL Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) vừa tổ chức chương trình tham vấn cộng đồng để lắng nghe ý kiến của người dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ giai đoạn 2019-2023 và các mục tiêu dự thảo giai đoạn 2024-2028 trong kế hoạch quản lý Khu bảo tồn biển.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam gửi Bộ Xây dựng về thực trạng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại địa phương, khối lượng nước thải đô thị trong tỉnh được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường năm 2022 là 1.901.617m3, chỉ chiếm 11,72% tổng lượng nước thải đô thị.
Hiện nay, TP Hội An và TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đang đối mặt với thực trạng ngập úng nghiêm trọng, đặc biệt trong mùa mưa bão. Cần có những giải pháp tổng thể về giảm ngập bền vững cho các đô thị.
Hàng trăm nghệ nhân thủ công, học sinh cùng du khách hòa mình vào đoàn diễu hành vòng quanh phố cổ Hội An để lan tỏa niềm vui khi Hội An chính thức được xướng tên trong Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO trên lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian.
Trang tư vấn trải nghiệm nghỉ dưỡng Spa Seekers vừa công bố danh sách 50 điểm thư giãn tốt nhất thế giới dựa trên bình chọn của độc giả đã trải nghiệm. Biển An Bàng (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) là điểm đến duy nhất ở Việt Nam nằm trong danh sách này.
Tối ngày 28/9, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu.
Ngày 25/8, TP.Hội An (Quảng Nam) và TP.Wernigerode (Cộng hòa Liên bang Đức) khánh thành Khu vườn Hội An và đặt biển tên cầu Hội An nhân dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ hữu nghị giữa 2 thành phố.
Dù đã thu được một số tín hiệu tích cực về sự bồi đắp ở bờ biển Cửa Đại nhưng thời gian tới, Quảng Nam cần tiếp tục khẩn trương triển khai các dự án tái tạo bền vững bờ biển này.
Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Điện Bàn phát động đã thu hút nhiều chị em tham gia. Qua đó, nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp, xây dựng nếp sống văn minh.
Sau hai năm triển khai, Quảng Nam là địa phương cấp tỉnh đầu tiên của cả nước ban hành Bộ tiêu chí du lịch xanh. Tuy nhiên vẫn còn thiếu cơ chế khuyến khích để lan tỏa.
Làng rau Trà Quế là điểm đến tiếp theo trong hành trình khám phá di sản tại phố cổ Hội An. Ngôi làng với lịch sử hàng trăm năm này có gì đặc biệt mà lại thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm?
Từ ngày 15/5, tất cả du khách trong và ngoài nước phải mua vé tham quan tại các quầy vé trước khi vào phố cổ Hội An (Quảng Nam). Riêng người dân địa phương sẽ được phân luồng một lối đi riêng.
Mô hình “Tổ vớt rác trên sông” thời gian qua ở thôn Vạn Lăng, xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Mô hình “Ngôi nhà xanh” đã tạo ra vòng đời cho rác có giá trị thấp từ việc phân loại đến tái chế thành sản phẩm có giá trị sử dụng trong cuộc sống, vừa giúp hình thành thói quen trong việc phân loại và hạn chế thải rác hằng ngày ra môi trường.