Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm: Phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên

Minh Châu|25/05/2024 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cù Lao Chàm, thành phố Hội An nhiều năm làm tốt việc xây dựng và vận hành mô hình phục hồi tài nguyên rác, trở thành điểm sáng trên cả nước về phân loại rác tại nguồn, bảo vệ môi trường, đưa Cù Lao Chàm trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch xanh.

Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước.

Từ khi được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009, Cù Lao Chàm - Hội An theo thời gian để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị ở khu sinh quyển này.

Nằm ở phía hạ lưu sông Thu Bồn, Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm-Hội An có hệ sinh thái đa dạng, độc đáo của vùng cửa sông và ven bờ, kết nối hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

cu-lao-cham.jpg
Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển Thế giới vào năm 2009.

Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm-Hội An có tổng diện tích 33.475ha, được phân thành 3 phân vùng chức năng:

Vùng lõi - Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm: Có diện tích 11.560ha là nơi thực hiện chủ yếu chức bảo tồn thông qua hoạt động của Khu bảo tồn biển và lực lượng bảo tồn rừng đặc dụng Cù Lao Chàm.

Qua khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có hơn 311ha rạn san hô, với khoảng 300 loài, san hô mềm chiếm ưu thế, độ phủ trung bình rạn san hô 41%; có 50ha thảm cỏ biển, với 5 loài đặc trưng, độ phủ trung bình 15-25 %; 76 loài rong biển, hơn 270 loài cá, 97 loài thân mềm, 11 loài động vật da gai...

Cù Lao Chàm có 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ của 5/6 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam.

Kết quả khảo sát ở độ cao dưới 100m, đã thống kê có hơn 288 loài cây thuốc nam xen lẫn trong những cánh rừng thường xanh với những cây cổ thụ như Gõ mật, Lim xanh, Chò nâu, Huỷnh, Bời lời đỏ hàng trăm năm tuổi. Một số loài đã trở nên quý hiếm như loài “lan nhung,” loài “trầm hương.”

Công tác bảo tồn san hô tại Cù Lao Chàm trở thành điểm sáng với sự tham gia của cộng đồng, đã bảo vệ tối đa hệ sinh thái rạn san hô tự nhiên. Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã đưa rùa biển về Cù Lao Chàm đồng thời xây dựng được lực lượng tình nguyện viên bảo vệ rùa biển tại Cù Lao Chàm.

Cù Lao Chàm, thành phố Hội An nhiều năm làm tốt việc xây dựng và vận hành mô hình phục hồi tài nguyên rác, trở thành điểm sáng trên cả nước về phân loại rác tại nguồn, bảo vệ môi trường, đưa Cù Lao Chàm trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch xanh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm: Phát huy các giá trị tài nguyên thiên nhiên