– Chỉ 13% đại dương trên thế giới không có dấu hiệu hoạt động của con người, tương ứng với 23% trên đất liền, không kể Nam Cực.
>>>Hà Lan: Hành trình tìm giải pháp sống chung với “giặc” nước
>>>Lý Sơn sụt giảm mực nước ngầm, cần tìm kiếm giải pháp bền vững
Trong đó, các hoạt động trên đất liền bao gồm giao thông (đường bộ, đường sắt), đất đồng cỏ, đất nông nghiệp, mật độ dân số, còn ở các đại dương thì xem xét mức độ đánh bắt cá và vận chuyển hàng hải trên biển.
“Bản đồ cho thấy rõ rằng phần lớn những khu vực còn nguyên vẹn là mục tiêu mà chúng ta nên tiếp cận và bảo tồn”, chuyên gia Watson thuộc WCS, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nhấn mạn.
Một nghiên cứu vào năm 2016 cũng so sánh sự thay đổi của các khu vực nguyên vẹn với tốc độ tăng trưởng dân số, kinh tế và khẳng định chúng ta không mất đi vùng hoang dã nhanh như chúng ta nghĩ. Kết quả đáng khích lệ này cho thấy con người đang sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn.
Khu vực Polynesia thuộc Pháp (Ảnh: dany13 qua Flickr)
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh tầm quan trọng của các khu vực hoang dã nguyên vẹn trong việc giảm nhẹ ảnh hưởng của thời tiết do hậu quả biến đổi khí hậu, là nơi trú ẩn giúp các loài động thực vật tránh xa ảnh hưởng của con người, và là nơi lưu trữ các-bon.
Theo Watson, “thông thường, việc bảo vệ các loài bị đe dọa là mục tiêu lớn hay được đưa ra trong các thảo luận về bảo tồn. Tuy nhiên, việc mất các khu vực hoang dã nguyên vẹn cũng giống như sự mất mát lớn nhiều loài sinh vật. Cả hai đều quan trọng và nếu thất bại cả hai, chúng ta sẽ không còn gì nữa. Muốn duy trì đa dạng sinh học trong tương lai, cần phải có những nơi hoang sơ nguyên vẹn. Vì vậy, việc chỉ rõ tỷ lệ phần trăm các khu vực được bảo vệ trên thế giới là chưa đủ”.
Nghiên cứu năm 2016 cũng từng cảnh báo “từ năm 1993 đến năm 2009, dù các khu vực hoang dã trên toàn cầu đang được bảo vệ nhưng thế giới cũng đã mất đi một khu vực hoang dã có kích thước lớn hơn diện tích của Ấn Độ, khoảng 3,3 triệu km2”.
“Cộng đồng bảo tồn phải có nhiều chiến lược hơn để bảo vệ các khu vực hoang dã nguyên vẹn. Những chiến lược đó có thể liên quan đến việc trao quyền cho các cộng đồng bản địa để bảo vệ các khu rừng nơi họ đang sinh sống”, Watson nhấn mạnh.
Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, sự hiện diện của con người trong một khu đất nhỏ không cản trở sự phân loại khu vực hoang dã, tuy nhiên, nghiên cứu quan tâm tìm hiểu các khu vực chịu mức độ hoạt động đáng kể hơn của con người.
“Sử dụng pháp luật hoặc hành động quyết liệt với những công ty tư nhân để loại bỏ phá rừng ra khỏi chuỗi cung ứng họ cũng có thể là công cụ hữu hiệu để ngăn ngừa những hoạt động gây ảnh hưởng đến khu vực hoang dã. Trong nhiều trường hợp, các hoạt động phát triển đường sá hoặc khai thác mỏ cũng gây ra những thay đổi lớn đến các khu vực hoang dã. Bạn không thể khôi phục các khu vực hoang dã. Sự mất mát phản ánh sự tuyệt chủng của loài. Một khi những giá trị biến mất, chúng sẽ không bao giờ quay trở lại cho dù con người để chúng yên”.
Ngày 31/10/2018, Quỹ Wyss cam kết chi 1 tỷ USD thông qua Chiến dịch vì thiên nhiên để bảo tồn 30% diện tích bề mặt và biển của trái đất vào năm 2030. Hưởng ứng lời kêu gọi của Watson về cuộc cách mạng bảo tồn trên nhiều phương diện, Quỹ Wyss cùng các đối tác Nature Conservancy và National Geographic có kế hoạch đầu tư vào các dự án cơ sở để củng cố các biện pháp bảo vệ trên toàn thế giới.
“Tôi tin rằng để đối mặt với cuộc khủng hoảng bảo tồn toàn cầu, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa để hỗ trợ các sáng kiến do địa phương lãnh đạo, bảo tồn đất đai dựa vào lòng tin của người dân để mọi người đều có cơ hội trải nghiệm và khám phá những điều kỳ diệu của tự nhiên”, nhà từ thiện Hansjorgg Wyss chia sẻ.
Câu trả lời đơn giản là một số quốc gia hoang nhất thế giới có thể duy trì chính sự hoang dã mà họ đang sở hữu. Ngoại trừ Nam Cực và các vùng biển khơi quốc tế thì 94% diện tích hoang dã còn lại nằm ở 20 quốc gia và có đến 70% diện tích tập trung tại 5 quốc gia gồm Nga, Canada, Úc, Hoa Kỳ và Brazil. Những quốc gia này nên tự hào về điều đó. Họ có thể dẫn dầu thế giới trong việc bảo vệ những nơi mà phần lớn nhân loạh chưa thể chạm tới”.
“Trách nhiệm đó vượt ra ngoài biên giới của họ đối với các vùng biển quốc tế – nơi có gần 2/3 vùng biển hoang dã cuối cùng và khu bảo tồn quan trọng đối với một số loài săn mồi hàng đầu của đại dương… Nếu chúng ta không nhận ra đây là một vấn đề thì chúng ta sẽ mất tất cả”, Watson nhấn mạnh.
Hồng Minh (T/h)