Trong tuyên bố ra ngày 16/1, Giám đốc khu vực Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc, ông Lola Castro khẳng định: “Cuộc khủng hoảng nạn đói này đang ở quy mô lớn chưa từng thấy và đây là bằng chứng cho thấy nó đang trở nên ngày càng tồi tệ”.
WFP cảnh báo cơ quan này chỉ đảm bảo được 205 triệu USD trong tổng số 489 triệu USD cần có. Nếu không nhận được đủ nguồn viện trợ cần thiết, cơ quan này sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm hỗ trợ ít hơn cho những người có nhu cầu.
Tăng trưởng thấp, dân số gia tăng, hạn hán và lũ lụt là những yếu tố khiến tình trạng mất an ninh lương thực trong khu vực trở nên ngày càng tồi tệ.
Người dân nhận viện trợ từ tổ chức từ thiện Oxfam International. Ảnh: AP
Các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán là Eswatini, Lesoto, Madagascar, Malawi, Mozambique, Namibia, Zambia và Zimbabwe.
Theo số liệu mới nhất của Liên hợp quốc, gần một nửa trong số 15 triệu người dân Zimbabwe đang phải sống trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm thường xuyên, trong đó có khoảng 2,2 triệu người sống tại khu vực thành thị và 5 triệu người sống ở nông thôn. 20% dân số của Lesotho và khoảng 10% dân số Namibia cũng đang phải sống trong tình trạng không được đảm bảo lương thực.
WFP cảnh báo rằng các gia đình trong khu vực đã ăn ít hơn, bỏ bữa, không cho con đi học, bán hết tài sản, thậm chí rơi vào cảnh nợ nần, trong đó phụ nữ và trẻ em là những người bị ảnh hưởng lớn nhất.
Trong khi đó, các chuyên gia đã dự báo thời tiết nóng và khô hạn vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều tháng tới và tình hình có thể xấu hơn vì mùa khô có thể kéo dài hơn thông thường, ảnh hưởng đến vụ thu hoạch ngũ cốc hàng năm dự kiến vào tháng Tư.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, gần một nửa trong số 15 triệu người dân Zimbabwe đang phải thường xuyên sống trong tình trạng thiếu lương thực.
Động vật hoang dã cũng phải chịu chung số phận khi hơn 200 con voi đã chết đói ở Zimbabwe chỉ trong 3 tháng vào năm 2019.
20% dân số ở Leseria phải chịu cảnh hạn hán và khoảng 10% dân số Namibia cũng đang phải đối mặt với tình trạng không được đảm bảo lương thực.
Hồi tháng 10/2019, Hội Chữ thập đỏ Zambia lưu ý rằng, ước tính 2,3 triệu người đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực.
WFP dự kiến sẽ hỗ trợ cho 8,3 triệu người sống tại những khu vực đang phải vật lộn với khủng hoảng lương thực.
Mai Anh (t/h)