Thiếu nước sạch có nguy cơ đe dọa hàng triệu sinh mạng trên toàn thế giới

Hà Châu (T/h)|09/04/2019 07:03
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đây là tuyên bố của hai chuyên viên Liên hợp quốc (LHQ) trong chiến dịch kêu gọi các quốc gia hãy chung tay hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự lây lan các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ đe dọa tính mạng con người hôm thứ Tư tuần trước.

– Hơn hai tỷ người trên thế giới có nguy cơ mắc phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, vì không được tiếp cận với nước sạch.

>>>Thiệt hại 2,5 tỷ USD mỗi năm do ô nhiễm nhựa biển

>>>Sông Tô Lịch ngập rác thải sinh hoạt sau mưa

Trong lần đánh giá đầu tiên, Báo cáo WASH cung ứng các dịch vụ nước và vệ sinh của Trung tâm Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cũng lưu ý rằng, cứ năm cơ sở y tế thì có một cơ sở hoàn toàn không có nhà vệ sinh, cũng không có hố vệ sinh. Đây là một vấn đề ảnh hưởng đến ít nhất 1,5 tỷ người và phản ánh rõ sự thiếu thốn các công trình vệ sinh trong cộng đồng nói chung.

Tiến sĩ Bruce Gordon, điều phối viên của WHO về các công tác nước sạch và vệ sinh cho biết: “Điều bạn cần làm là rửa tay, bất kể là loại nhiễm trùng hay truyền nhiễm nào, bất kể là loại thuốc kháng sinh gì”. Bất kể loại vi khuẩn, vi trùng nào cũng có thể sinh sống trên da người và lợi dụng vết xước, vết thương hở để xâm nhập vào bên trong cơ thể và gây nhiễm trùng huyết. Con người có thể hoàn toàn ngăn ngừa được sự truyền nhiễm, lây lan này bằng việc rửa tay thật kỹ.

Một thực tế thấy rõ, người dân ở các quốc gia kém phát triển nhất thế giới là những người dễ bị tổn thương nhất, bởi các dịch vụ nước cơ bản lại mới chỉ có mặt tại hơn một nửa tổng số các cơ sở y tế, theo nhận định của WHO và UNICEF.

Sự thiếu thốn vẫn là một vấn đề nhức nhối tại các quốc gia kém phát triển này, đặc biệt là đối với các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Các nhà nhiên cứu ước tính rằng tỷ lệ này chiếm một phần năm các ca sinh nở ở 47 quốc gia nghèo nhất thế giới. Điều đó có nghĩa là, hàng năm ở các quốc gia này, có tới 17 triệu thai phụ phải sinh nở tại các trung tâm y tế không được trang bị các công trình nước và vệ sinh cần thiết.

Một em bé Nam Sudan đang rửa mặt. (Ảnh: LHQ)

Những vấn đề còn tồn tại ở các vùng nông thôn

Báo cáo cũng chỉ ra sự bất bình đẳng to lớn còn tồn tại ở các quốc gia này. Cụ thể, theo chuyên gia thống kê và giám sát cấp cao về công tác cung ứng nước và vệ sinh của UNICEF Tom Slaymaker, người dân tại các vùng nông thôn “ít có khả năng tiếp các cơ sở chăm sóc sức khỏe tốt như những người sống ở thành phố”. “Mọi người phụ thuộc vào các cơ sở chăm sóc y tế tư nhân, nơi được trang bị hệ thống nhà vệ sinh được cải thiện hơn”, Tom Slaymaker cũng nhấn mạnh thêm.

Trong khi tỷ lệ bệnh viện không được trang bị các dịch vụ cung ứng vệ sinh cần thiết trên toàn thế giới là một phần mười, thì tại các cơ sở y tế nhỏ lại đáng lo ngại hơn nhiều với tỷ lệ một trên năm. Điều cần lưu ý là, các cơ sở y tế công thậm chí cung cấp các dịch vụ vệ sinh kém chất lượng hơn so với các phòng khám và bệnh viện tư nhân.

Nhu cầu của những bệnh nhân bị giảm khả năng vận động cũng không được mấy chú ý. Tình trạng này có xu hướng phổ biến so với nhóm các trung tâm chăm sóc sức khỏe dành cho nhóm cộng đồng đại chúng. Đấy là còn chưa kể tới sự thiếu vắng các quy trình xử lý an toàn chất thải y tế.

Cam kết chính trị là điều cần thiết

Trong một lời kêu gọi gửi tới các quốc gia hãy cùng nhau chung tay đầu tư vào các dịch vụ nước và vệ sinh (WASH), Tiến sĩ Gordon nhấn mạnh rằng cam kết chính trị là rất cần thiết. “WASH cần sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ cộng đồng qua thuế và các nhóm quỹ tư nhân. Và để những chương trình như thế này có thể đến gần hơn tới những người dễ bị tổn thương, những người có rất ít nguồn lực, thì chi tiêu công và thuế nên là một phần đóng góp lớn của giải pháp này”.

Ngoài việc nâng cao nhận thức tổng quan trên toàn thế giới về vai trò của nước và vệ sinh trong công tác chăm sóc sức khỏe, các báo cáo được thực hiện hai năm một lần sẽ theo dõi tiến trình phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

“Chúng tôi hy vọng rằng vào từ nay cho đến năm 2030, tất cả các trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ được trang bị cơ sở vật chất tốt và 80% trong số đó sẽ cung cấp thêm những dịch vụ hoàn thiện hơn”, Tiến sĩ Gordon nói. Chỉ có như vậy, người dân sẽ đến với bệnh viện với một tâm thế thoải mái hơn cùng trải nhiệm các dịch vụ chăm sóc y tế tốt, thậm chí cán bộ và nhân viên tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi được làm việc trong những môi trường lành mạnh hơn.

Hà Châu (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thiếu nước sạch có nguy cơ đe dọa hàng triệu sinh mạng trên toàn thế giới