Thừa Thiên – Huế: Bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững nghề trồng sen

Nhật Lệ|03/06/2021 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tỉnh Thừa Thiên-Huế đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để mở rộng hàng trăm hécta trồng sen, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với thương hiệu “Sen Huế” phục vụ thị trường tiêu dùng và du lịch sinh thái.

Nhiều năm qua, sen Huế đã có thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm như hoa sen, hạt sen, trà sen mang hương vị đặc trưng của địa phương. Tại nhiều làng quê ở tỉnh Thừa Thiên-Huế, cây sen không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn gắn liền với đời sống và nét đẹp văn hóa của vùng đất, con người. Ngoài vẻ đẹp của hoa sen, các bộ phận của cây sen từ hoa, lá, ngó, gương, hạt đều được sử dụng làm món ăn, các vị thuốc có giá trị trong y học cổ truyền.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế chú trọng tuyển chọn giống sen có năng suất, chất lượng để tăng năng suất trồng gắn với bảo tồn khai thác nguồn giống sen Huế; tập huấn cho người dân về các giải pháp về kỹ thuật chăm sóc giống, cải tạo đất đai, tổ chức sản xuất theo hướng chuẩn VietGAP nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh bền vững cây sen.

Sen Huế luôn được đánh giá chất lượng cao, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng hơn so với các sản phẩm sen khác.

Ngoài ra, tỉnh khuyến khích người trồng sen liên kết với các đơn vị để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ sen, kết nối hệ thống siêu thị, các điểm du lịch làm cầu nối để tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng nhãn hiệu “Sen Huế.”

Theo kế hoạch phát triển trồng sen giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, đến năm 2025, tỉnh sẽ mở rộng diện tích trồng mới cây sen đạt 745ha; trong đó, sen cao sản lấy hạt khoảng từ 85-90% diện tích, sen địa phương từ 10-15% diện tích; năng suất bình quân từ 1.800-2.000kg/ha, sản lượng ước đạt khoảng từ 1.200-1.400 tấn hạt/năm.

Thực tế, những năm qua, người dân tại tỉnh Thừa Thiên-Huế đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trũng bỏ hoang sang trồng sen với khoảng 650ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tại huyện Phong Điền, diện tích trồng sen hiện mở rộng khoảng 355ha, tập trung ở các xã Phong Hiền, Phong An, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Chương, thị trấn Phong Điền…

Sen Huế luôn được đánh giá chất lượng cao, được thị trường tiêu dùng ưa chuộng hơn so với các sản phẩm sen khác. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm sen lại lúc cao, lúc thấp, không ổn định. Như việc tiêu thụ hạt sen do thương lái định giá và thu mua ngay tại ruộng nên có mùa được giá, có mùa lại mất giá khiến người trồng sen thấp thỏm lo lắng”, ông Nguyễn Văn Bảy, chủ hồ sen ở thị xã Hương Trà bày tỏ.

Nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai, phát huy lợi thế giá trị của cây sen, tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới theo chuỗi giá trị, góp phần bảo vệ nguồn gen, kết hợp du lịch sinh thái và ẩm thực của Huế, nâng cao thu nhập cho nông dân, mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành kế hoạch về việc phát triển trồng sen giai đoạn 2021-2025; mở rộng diện tích trồng mới cây sen đạt 745ha đến năm 2025, trong đó sen cao sản lấy hạt khoảng 85-90% diện tích, sen địa phương từ 10-15% diện tích; năng suất bình quân 18-20 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 1.200-1.400 tấn hạt/năm.

Bên cạnh đó, khuyến khích người trồng sen liên kết với các đơn vị để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ sen, kết nối hệ thống siêu thị, các điểm du lịch làm cầu nối để tiêu thụ sản phẩm, hướng đến xây dựng nhãn hiệu “Sen Huế”.

Đặc biệt, tỉnh sẽ chú trọng công tác đào tạo, tập huấn cho những hộ nông dân nhằm nâng cao trình độ về kỹ thuật thâm canh bền vững cây sen, các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để cải tạo, chăm sóc sen theo hướng VietGAP; phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài tỉnh để nghiên cứu đưa vào bảo tồn, phát triển nguồn gen sen Huế thông qua phương pháp nuôi cấy mô để giúp phát triển bền vững nghề trồng sen, tăng hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho nông dân trên địa bàn…

Nhật Lệ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Thừa Thiên – Huế: Bảo tồn, khai thác và phát triển bền vững nghề trồng sen
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.