Thừa Thiên – Huế: Bảo vệ, trồng mới rừng ngập mặn phục hồi hệ sinh thái ven biển

Minh Trang (T/h)|14/02/2020 06:01
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn Hầu hết diện tích rừng ngập mặn phát triển tốt, tạo môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sôi, đặc biệt, tạo vành đai chắn gió, chắn sóng vùng ven biển

Thực hiện theo quy hoạch phát triển rừng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên – Huế, tính đến tháng 12/2019, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã triển khai trồng và chăm sóc được 421,2 hecta rừng ven biển (255 hecta rừng trồng trên cát, 125 hecta rừng trồng ngập mặn và 41,2 hecta rừng trồng ngập ngọt). Bên cạnh đó, đã cấp 585.020 cây ngập mặn cho hộ dân để trồng phân tán tại các khu vực ven phá, trong các ao nuôi thủy sản hạ triều trên địa bàn các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền và thị xã Hương Trà.

Đối với khu vực nghiên cứu, trồng rừng ngập mặn tại xã Điền Hải, huyện Phong Điền, tại đây có nhiều nguồn lợi thủy sản và tiềm năng phát triển du lịch. Qua đánh giá của các cơ quan chuyên môn, việc trồng mới các diện tích rừng ngập mặn sẽ giúp phục hồi các hệ sinh thái, hạn chế xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai, giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như hình thành các tour du lịch cộng đồng, phát triển kinh tế địa phương.

Việc trồng rừng ngập mặn chẵng những góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống gió bão mà còn giải quyết nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội cho người dân

Theo ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế thiệt hại do bão lũ, triều cường, hạn chế xâm nhập mặn, đồng thời là nơi trú ngụ của nhiều loài chim di cư, các loài động và thực vật, ngoài ra từ khi rừng sinh sôi, khách du lịch đến tham quan địa phương còn được trải nghiệm các nghề đánh bắt cá, tôm truyền thống tại địa phương như nơm (chơm) cá, bủa lưới, giăng câu…

Qua buổi kiểm tra, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, bảo vệ, trồng mới rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc phục hồi các hệ sinh thái ven biển và đầm phá cũng như hạn chế tình trạng xói lở, xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn cho vùng dân cư ven biển đầm phá, Vì vậy, chính quyền địa phương cần tiếp tục chăm sóc, bảo vệ, mở rộng diện tích rừng ngập mặn; đồng thời tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, tổ chức tập huấn cho người dân về các giải pháp phát triển sinh kế bền vững.

Minh Trang (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên – Huế: Bảo vệ, trồng mới rừng ngập mặn phục hồi hệ sinh thái ven biển