TP. HCM: 50% rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện

Hà Hương (T/h)|27/08/2019 04:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Sở Tài nguyên – môi trường TP.HCM cho biết đang hỗ trợ thủ tục cho một số công ty thu gom, xử lý rác nâng cấp cải tạo, chuyển đổi công nghệ xử lý rác từ chôn lấp sang đốt rác phát điện.

Cùng với tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa phát triển nhanh, TP hồ Chí Minh đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về quản lý đô thị, bảo vệ môi trường, trong đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường là một trong 7 chương trình đột phá của TP.

Ngày 26/8, Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo về “Định hướng của TP về xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chuyển đổi sang công nghệ đốt phát điện”. Hướng tới năm 2020, 50% rác thải sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện.

Hiện nay, xử lý chất thải của TP chủ yếu là chôn lấp. Một phần chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phướng pháp đốt nhưng chưa thu hồi được năng lượng, một phần chất thải được phân loại để sản xuất phân bón và tái chế, nhưng tỷ lệ còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của TP.

Trong năm 2018, tổng khổi lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển của TP Hồ Chí Minh hơn 3 triệu tấn. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt xử lý dưới dạng chôn lấp hơn 2,2 triệu tấn chiếm 72,52%

Vì vậy, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, hướng đến quản lý môi trường xanh, TP Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng công nghệ đốt phát điện để xử lý chất thải, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội bền vững và tăng trưởng xanh.

Theo kế hoạch Nghị quyết 03/NQ-HĐND của HĐND TP từ nay đến 2020 tỷ lệ lượng chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tối đa là 50%, đến năm 2025 là 20%. Trong giai đoạn 2020, các nhà đầu tư trong lĩnh vực này gồm Cty CP Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa; Cty CP Vietstar; Cty CP Tassco và tiếp theo là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng 2 nhà máy đốt phát điện trong năm 2020.

Hà Hương (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
TP. HCM: 50% rác thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.