Triển khai quy hoạch phòng chống lũ cần hết sức thận trọng

Theo HNP|31/10/2017 21:37
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Chủ tịch TP Hà Nội kiểm tra đột xuất việc di chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng

(Moitruong.net.vn) – Đó là yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại buổi làm việc với Bộ NN&PTNN về quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố. 

>>>Chương Mỹ (Hà Nội): Vỡ đê Bùi, thủy sản và hoa màu của hơn 200 hộ dân mất trắng

lam viec voi bo nong nghiepCác đại biểu tham dự hội nghị

Để bảo đảm an toàn công tác phòng, chống lũ, ngày 18/2/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 257/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, thay thế Quyết định số 92/QĐ-TTg ngày 21/6/2007. Đây là cơ sở để các địa phương, trong đó, có thành phố Hà Nội triển khai biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống lũ cho hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.

Triển khai Quyết định số 257/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã chỉ đạo Sở NN&PTNT Hà Nội đã phối hợp với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam thực hiện Dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết cho các tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội”.

Theo kết quả Dự án được xây dựng trên cơ sở Quyết định số 257, không gian thoát lũ sẽ nằm giữa hai tuyến đê chính và không cho phép xây dựng đê bối mới. Số hộ dân cần di dời là 2.206 hộ. Quy hoạch đề xuất cho phép nghiên cứu, xây dựng ở 20 bãi sông với tổng diện tích 3.904ha. Mật độ xây dựng được giới hạn ở mức 15% cho 2 bãi và 5% cho các bãi còn lại.

Quy hoạch của thành phố Hà Nội đã được gửi cho 6 bộ và 8 tỉnh lân cận Hà Nội và đều nhận được sự đồng tình. Tuy nhiên, hiện tại, vẫn còn ý kiến bày tỏ băn khoăn của một số bộ ngành, các đơn vị nghiên cứu về đê điều thủy lợi. Một số đại biểu cho rằng nếu triển khai phương án có 8 vùng bãi sông được nạo vét nhằm tăng lưu lượng dòng chảy thoát lũ việc này có thể ảnh hưởng tới khả năng lấy nước của hệ thống công trình thủy lợi trong đê.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, việc xây dựng hai tuyến đường giáp ven sông Hồng có khả năng ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ, tính toán thực sự kỹ lưỡng đến mức độ an toàn cho khu dân cư đông đúc, trung tâm nội đô. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu thêm về các phương án về nguồn vốn triển khai quy hoạch, mật độ xây dựng, chú ý về các hạng mục cây xanh, hồ nước…

lam viec voi bo nong nghiep1

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi làm việc

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng mong muốn Hà Nội tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về quy hoạch phòng, chống lũ và sớm có báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh một số chi tiết phù hợp với đặc thù của Hà Nội.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, việc triển khai Quyết định số 257 có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của thành phố Hà Nội. Nhận thức đây là vấn đề lớn, nên khi triển khai quy hoạch cần hết sức thận trọng. Quy hoạch phải được tính toán kỹ lưỡng để tạo thuận lợi cho việc triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội có liên quan, đồng thời, bảo đảm tính khả thi cao và bảo vệ được số dân cư hiện hữu hai bên bờ sông Hồng.

Đối với những vấn đề được Bộ NN&PTNT và các chuyên gia, nhà khoa học nêu, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đề nghị Sở NN&PTNT Hà Nội và Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam tiếp thu đầy đủ toàn bộ các ý kiến đóng góp để bổ sung vào quy hoạch.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu toàn diện, tính toán kỹ lưỡng để quy hoạch khả thi nhất. Liên quan tới nguồn vốn triển khai, lãnh đạo TP cho biết, Hà Nội hoàn toàn có đủ nguồn lực thực hiện; quan trọng nhất là cần có quy hoạch. Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh: Mục tiêu quan trọng của việc triển khai Quyết định số 257 mà Hà Nội hướng tới là bảo vệ vùng dân cư hiện hữu và thúc đẩy phát triển đô thị ven sông.

Theo HNP


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Triển khai quy hoạch phòng chống lũ cần hết sức thận trọng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.