Cuộc sống xanh

Trung thu năm 2024 vào ngày nào?

Hoài Anh 13/09/2024 17:00

Tết Trung thu hay còn có các tên gọi khác là Tết Thiếu nhi, Tết trông Trăng hay Tết Đoàn viên. Đây là một trong những ngày lễ lớn trong năm của nước ta. Vậy Tết Trung thu 2024 vào ngày nào?

Tết Trung Thu 2024 vào ngày nào?

Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Trăng Rằm, diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Đây được coi là thời điểm trăng sáng và đẹp nhất trong năm. Trung thu còn có những tên gọi khác như Tết Trông Trăng, Tết Thiếu Nhi và Tết Đoàn Viên.

Đây là một trong những dịp lễ lớn trong năm trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Trung Thu cũng được coi là tết của thiếu nhi, là tết đoàn viên của các gia đình. Những đứa trẻ được phá cỗ trông trăng, chơi đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân...

tet-trung-thu.png
Ảnh minh họa

Năm 2024, Rằm tháng 8 - Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch, tức thứ Ba ngày 17/9/2024 Dương lịch.

Nguồn gốc Tết Trung Thu

Tết Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào thời nhà Đường. Tương truyền, vào đêm Rằng tháng Tám Âm lịch, trăng tròn và sáng như vương, nhà vua Đường Minh Hoàng thấy thế nên dạo chơi, hóng gió ngắm trăng thanh ngoài vườn Ngự Uyển. Đang thưởng thức cảnh đẹp, nhà vua bỗng gặp đạo sĩ có phép tiên. Vị đạo sĩ này đã dùng phép đưa nhà vua lên cung trăng.

Khung cảnh trên cung trăng vô cùng hoa lệ với cảnh đẹp tuyệt trần và các điệu múa, giọng hát của các nàng tiên xinh đẹp, làm nhà vua say đắm đến quên cả thời gian. Đến khi đạo sĩ nhắc nhở trời gần sáng, nhà vua mới quay về nhưng mang trong mình một nỗi luyến tiếc, nhớ thương nơi này.

Cũng chính vì vấn vương, thương nhớ cảnh tiên nên vào đêm Rằm tháng Tám hàng năm, vua Đường Minh Hoàng lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng. Trong cung, nhà vua và Dương Quý Phi cùng nhau uống rượu dưới ánh trăng sáng, ngắm đoàn cung nữ múa hát để hồi tưởng lại khung cảnh kỳ diệu trong lần đi đến cung trăng.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn, bày tiệc ăn mừng trong ngày Rằm tháng Tám đã trở thành phong tục dân gian.

Ý nghĩa ngày Tết Trung thu trong văn hóa người Việt


Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung Thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm đủ các màu sắc, sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành hình các bông hoa, nặn bột làm con tôm, con cá ...

Đồ trẻ con chơi trong Tết này toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm cá, bươm bướm, bọ ngựa, cành hoa, giàn mướp, đèn cù, ông nghè đất, con thiềm thừ... những năm gần đây còn có nhiều đồ chơi bằng nhựa, bằng sắt...

Trẻ em tối đêm rằm dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy ô, đám thì kéo co, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ…

Trong dân gian, Tết Trung Thu ngoài việc cúng gia tiên, phá cỗ, nghe chuyện về trăng, còn có chơi đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép, đèn cầy... Các trò như múa sư tử, hát đúm, hát trống quân... đã trở thành ngày hội không những của trẻ em mà còn của người dân cả nước.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Trung thu năm 2024 vào ngày nào?