Tình trạng đất suy thoái lan rộng đang tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, an ninh lương thực và đời sống của hàng tỷ người, đặc biệt ở các khu vực khô hạn.
Trong 8 tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận là tỉnh có diện tích đất bị thoái hoá lớn nhất (xấp xỉ 69% diện tích đất điều tra). Nguyên nhân chủ yếu bởi xói mòn đất do mưa và gió; do khô hạn, hoang mạc hoá; suy giảm độ phì của đất; kết von hoá; mặn hoá và phèn hoá.
Theo quyết định hoãn thực thi luật chống phá rừng, từ tháng 12/2025, EU sẽ cấm nhập khẩu các mặt hàng như thịt bò, đậu nành, cà-phê, dầu cọ và các sản phẩm khác liên quan đến nạn phá rừng.
Mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về gây ra lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng tại nhiều khu vực miền Trung, đe dọa đến an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
Toàn bộ phần kè mái của hồ Bắp Cải đã vỡ nát thành nhiều mảng, phần cống xả đáy hồ cũng bị sạt lở sâu vào trong bờ đập cả mét, tạo thành hàm ếch tiềm ẩn nguy cơ vỡ bờ đập, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
Kè biển đoạn qua xã Thịnh Lộc (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) bị xói lở, hở hàm ếch, sụt lún. Lực lượng chức năng huy động 150 người vận chuyển cát, khẩn cấp gia cố.
Do ảnh hưởng của bão số 6, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa to đến rất to. Nhiều tuyến giao thông đường bộ và đường sắt bị mưa lũ gây xói lở và hư hỏng nặng.
Hiện tại, khoảng 24% đất của EU bị ảnh hưởng bởi xói mòn do nước và dự báo có thể tăng 13-25% vào năm 2050. Điều này đã đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của con người trong thời gian tới nếu không có hành động khẩn cấp nhằm đảo ngược suy thoái đất.
Cầu Kiên Mỹ trên Quốc lộ 19B bắc qua sông Kôn (huyện Tây Sơn, Bình Định) xây dựng từ năm 1997. Bị xói lở trơ trụ sắt dưới chân cầu và có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa lũ năm nay.
Những năm gần đây, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về cả phạm vi và mức độ sạt lở. Tình trạng sạt lở không chỉ gây mất đất sản xuất, biến đổi dòng chảy mà còn đe dọa tài sản, tính mạng của người dân.
Do bị xói ngầm từ trước cộng thêm mưa lớn xảy ra thời gian gần đây đã làm sập cống dưới đê gây hư hỏng nghiêm trọng đê hữu Cầu, đoạn đi qua huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Ngày 27/7, theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình, tại địa bàn xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc đã xảy ra sự cố xói lở mái thượng lưu công trình hồ Nà Tằm.
Thứ trưởng Bộ TN &MT vừa ký quyết định cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt (điều chỉnh lần 1) cho Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống (trụ sở tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội).
Đoạn đê bao bị sạt lở có chiều dài 260m, làm ảnh hưởng đến hơn 360 hộ dân. Hơn 1.700ha đất sản xuất trong khu vực cũng đang bị đe dọa, ảnh hưởng bởi sự cố sụt lún, sạt lở trên.
Cơn mưa lớn sáng nay đã khiến lũ cát, bùn đỏ từ trên đồi cao tràn xuống đường Huỳnh Thúc Kháng - cung đường du lịch ven biển huyết mạch của Mũi Né, TP Phan Thiết khiến người dân không thể di chuyển. Nhiều phương tiện bị lũ cát, bùn đỏ vùi lấp.
Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn ngân sách tỉnh Quảng Nam cho dự án chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An là 89 tỷ đồng.
Hơn 3km bờ sông Ngàn Phố đoạn chảy qua địa phận thôn Kim Thành, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang bị sạt lở nghiêm trọng, ăn sâu vào diện tích trồng hoa màu của người dân khoảng 100m do dòng chảy thay đổi. Sự việc khiến người dân nơi đây hết sức lo lắng.