Xói mòn đất nói chung ước tính lên tới 1 tỷ tấn mỗi năm trên khắp EU
Báo cáo Tình trạng đất đai tại châu Âu năm 2024 đánh giá mức độ suy thoái đất trên khắp châu lục này và tại các quốc gia, khu vực thuộc Khu vực kinh tế châu Âu (EEA), bao gồm Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Balkan.
Nêu bật tình trạng và xu hướng đáng báo động với mức độ suy thoái đất ngày càng trầm trọng hơn trong những năm gần đây, báo cáo đã nhấn mạnh nhu cầu hành động ngay lập tức để đảo ngược xu hướng này.
Xói mòn đất nói chung ước tính lên tới 1 tỷ tấn mỗi năm trên khắp EU. Hiện tại, khoảng 24% đất của EU bị ảnh hưởng bởi xói mòn do nước, chủ yếu là đất trồng trọt. Quá trình tác động đến đất bằng máy móc, hoạt động phổ biến trong nông nghiệp, cũng có thể gây ra sự thoái hóa đất.
Sự mất cân bằng dinh dưỡng cũng đang gia tăng, ước tính ảnh hưởng đến 74% đất nông nghiệp. Những thay đổi này đối với thành phần đất có thể gây ra hậu quả tiêu cực. Đơn cử, lượng nitơ dư thừa đang tăng lên và có thể gây hại cho sức khỏe con người, cây trồng, hệ sinh thái, cũng như khí hậu. Trong khi đó, cacbon hữu cơ trong đất, thành phần thiết yếu để duy trì đất khỏe mạnh, đang giảm ở các vùng nông nghiệp. Ước tính, đất trồng trọt trên khắp Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh trong giai đoạn 2009-2018 đã mất 70 triệu tấn carbon hữu cơ.
Tình hình cũng nghiêm trọng bên ngoài EU, đặc biệt ở Ukraine, nơi các hoạt động quân sự đã gây ra sự tàn phá đất nghiêm trọng. Hơn 10 triệu trong số 60 triệu hec ta đất của quốc gia này được ước tính đã bị thoái hóa. Việc phục hồi sau thiệt hại có thể mất hàng thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 1,5 triệu hec ta đất gặp vấn đề về độ mặn, có thể ảnh hưởng đến cả năng suất nông nghiệp và sức khỏe của hệ sinh thái.
Tây Balkan cũng báo cáo hơn 100 địa điểm bị ô nhiễm hoặc có khả năng bị ô nhiễm đã được xác định do các hoạt động khai thác mỏ và công nghiệp, mặc dù mức độ ô nhiễm đất thực sự ở những khu vực này chưa được đánh giá đầy đủ.
Hành động nhằm đảo ngược tình thế của EU
Giải quyết tình trạng suy thoái đất là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu về môi trường, nông nghiệp và khí hậu của EU. Các con số rất rõ ràng: tình trạng suy thoái đất đã trở nên tồi tệ hơn đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng với hành động tập thể, tăng cường giám sát và hỗ trợ lập pháp, EU hy vọng khôi phục nguồn tài nguyên quan trọng này và đảm bảo tương lai bền vững cho các thế hệ mai sau.
Đài quan sát đất của EU (EUSO) đã đặt nền tảng cho việc giám sát đất tốt hơn, sử dụng các công cụ tiên tiến để cải thiện chất lượng dữ liệu về xói mòn đất, mức carbon hữu cơ trong đất và mất cân bằng dinh dưỡng. Cùng với các mạng lưới hợp tác và giám sát đất khác, EUSO cũng đang cung cấp hiểu biết rõ hơn về các hoạt động nông nghiệp và biến đổi khí hậu đang tác động đến đất của châu Âu.
Luật Giám sát đất của EU nhằm bảo đảm suy thoái đất được đánh giá chính xác hơn thông qua một khuôn khổ giám sát, thúc đẩy quản lý đất bền vững và xác định các địa điểm có khả năng bị ô nhiễm. Luật này sẽ chuẩn hóa việc thu thập dữ liệu trên khắp các quốc gia thành viên EU nhằm triển khai hiệu quả các sáng kiến.
Là một phần của Chính sách Nông nghiệp chung (CAP), việc sử dụng bền vững đất nông nghiệp đã được hỗ trợ thông qua Kế hoạch chiến lược CAP tại tất cả quốc gia thành viên bằng cách kết hợp các biện pháp bắt buộc và tự nguyện. Trong giai đoạn 2023-2027, 47% đất nông nghiệp của châu Âu (so với 15% trước đây) sẽ được hỗ nhằm cải thiện đất hoặc tránh thoái hóa đất, bao gồm cả xói mòn do nước.
Trong nghiên cứu "Xói mòn ở châu Âu - Dự báo đến năm 2050" Trung tâm nghiên cứu chung, trung tâm dữ liệu đất châu Âu (ESDAC) đã dự kiến lượng đất bị mất do xói mòn nước sẽ tăng 13–22,5% ở EU và Vương quốc Anh vào năm 2050. Lượng đất bị mất này dự kiến sẽ lớn nhất ở Trung và Bắc Âu, có thể chứng kiến mức mất lên tới 100% ở một số khu vực. Dự kiến lượng đất bị xói mòn ở Nam Âu sẽ không thay đổi nhiều do lượng mưa giảm.
Nghiên cứu cũng kết luận rằng, các chính sách nông nghiệp - môi trường là cơ chế duy nhất để giảm thiểu xu hướng tiêu cực trong tương lai của tình trạng mất đất ở EU. Trong số các kịch bản được đề ra, việc áp dụng các biện pháp quản lý có liên quan đến độ che phủ đất xanh và giảm thiểu xáo trộn đất và có một số trích dẫn trong Chính sách Nông nghiệp Chung trong tương lai (CAP sau 2020). Công cụ chính sách hiệu quả nhất là liên kết các ưu đãi của CAP với hiệu suất môi trường theo cách có mục tiêu.
Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp bảo tồn đất như cây che phủ và giảm cày xới phải bao gồm ít nhất 50% các điểm nóng (tức là nơi đất bị mất vượt quá 5 tấn ha -1 năm -1 ) để trung hòa tác động trong tương lai của biến đổi khí hậu đối với xói mòn nước. Chính sách Nông nghiệp Chung sau 2020 và các diễn biến chính sách khác của EU (Thỏa thuận Xanh EU) có thể bao gồm một gói bảo tồn đất mạnh mẽ hơn với các mục tiêu định lượng để giảm thiểu sự gia tăng đáng kể tình trạng xói mòn đất dự kiến do biến đổi khí hậu ở châu Âu.