Ý nghĩa Tết Thanh minh, người Việt thường làm gì trong ngày này?

Minh Châu|02/04/2024 16:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tết Thanh minh thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, mang đậm dấu ấn phong tục truyền thống thiêng liêng sâu thẳm trong lòng người Việt.

tiet-thanh-minh.jpg
Ảnh minh họa.

Tết Thanh minh là gì?

Thanh minh là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5 trong "nhị thập tứ khí", sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân.

Tết Thanh minh là gì? Thanh có nghĩa là trong lành, sạch sẽ, minh có nghĩa là tươi sáng. Ở miền Bắc Việt Nam, đây là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.

Tết Thanh minh là khoảng thời gian thời tiết ôn hòa, sáng sủa, không khí mát mẻ dễ chịu, vạn vật sinh sôi, tươi tốt. Đây cũng là thời điểm thích hợp người Việt tưởng nhớ tổ tiên và người thân đã mất bằng việc sửa sang lại mộ phần, bởi tết Thanh minh là dịp hướng về nguồn cội.

Tết Thanh Minh 2024 là ngày nào?

Theo quan niệm của nhiều nước phương Đông, Tiết Thanh Minh là 1 trong 24 tiết khí của một năm, là tiết khí thứ 5, bắt đầu sau ngày Lập xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày. Tiết Thanh Minh sẽ kéo dài trong khoảng 15-16 ngày. Tết Thanh Minh chính là ngày đầu tiên của tiết khí này.

Tiết Thanh Minh thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch sau khi tiết Xuân phân kết thúc. Tiết Thanh Minh kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4 dương lịch.

Tiết Thanh Minh năm 2024 bắt đầu vào ngày 4/4 dương lịch (tức 26/2 âm lịch). Do đó, Tết Thanh Minh năm 2024 rơi vào thứ Năm ngày 4/4 dương lịch.

Người Việt thường làm gì trong Tết Thanh minh?

Tết Thanh minh là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về tâm linh của người Việt, ngày Tết Thanh minh gắn với nghi lễ tảo mộ, để sửa sang lại phần mộ của gia tộc cho khang trang, sạch sẽ hơn. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người tri ân, tưởng nhớ những người thân đã mất.

Trong dịp Thanh minh, các gia đình thu xếp thời gian ra nghĩa trang, mang theo dụng cụ để chăm sóc mộ phần. Với những ngôi mộ còn chưa xây, mọi người dùng xẻng, cuốc để đắp lại cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ, tránh để trâu bò đến quấy hoặc ngăn rắn, chuột đào hang làm tổ, mà theo quấy rối sự yên nghỉ của người đã khuất. Những ngôi mộ đã xây thì được quét tước, dọn dẹp. Sau đó, những người tảo mộ bày hương hoa lễ vật, thắp hương làm lễ, đốt vàng mã.

Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Thanh minh là ngày con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi làm xa thì vào ngày này cũng về tụ họp để tảo mộ, quây quần, làm mâm cúng tổ tiên tươm tất để thể hiện lòng thành kính với ông bà.

Ngoài ra, ngày lễ này còn dạy con cháu biết kính trọng, yêu thương, thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ khi còn sống, làm trọn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp mà tổ tiên đã dạy dỗ.

Do vậy, Tết Thanh minh là một phong tục truyền thống có tính nhân văn, nhắc nhở chúng ta sống hướng về cội nguồn, niệm tâm tri ân, tỏ lòng thành kính của mình đối với những người đi trước.

Ngày Tết Thanh minh cũng là dịp để gia đình sum họp, quây quần bên nhau, thưởng thức những bữa cơm đoàn viên.

Bài liên quan
  • Lễ hội đền Hùng năm 2024 sẽ kéo dài 10 ngày
    Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm nay được tổ chức theo quy mô cấp tỉnh do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì sẽ kéo dài 10 ngày, được tổ chức từ ngày 1 - 10 tháng 3 (âm lịch) tức là từ ngày 9/4 đến 18/4.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ý nghĩa Tết Thanh minh, người Việt thường làm gì trong ngày này?