40% loài thực vật trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Quỳnh Anh|05/10/2020 09:31
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nhiệt độ trái đất đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mất đi môi trường sống. Hệ thực vật biến mất cũng đồng nghĩa với nguồn lương thực, nhiên liệu và thu nhập của con người chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thực vật và nấm tạo ra nền móng sự sống trên trái đất nhưng giới khoa học hiện đang chạy đua với thời gian để tìm ra và xác định các loài trước khi chúng biến mất.

Những loài chưa được biết và nhiều loài đã được ghi nhận là “rương báu” chứa đầy lương thực, dược vật và sinh khối có thể giải quyết được nhiều thách thức khó khăn nhất của nhân loại, có tiềm năng chữa được cả những vi sinh gây ra virus corona và đại dịch khác.

Hơn 4.000 loài thực vật và nấm được phát hiện trong năm 2019, trong đó có 6 loài tại châu Âu và Trung Quốc chung nhóm với hành, tỏi, 10 loài ở California (Mỹ) có họ hàng với rau chân vịt, và 2 loài hoang dã có họ hàng với khoa mì, có thể giúp cung cấp lương thực.
Các loài thực vật có dược tính cũng được tìm thấy ở Texas (Mỹ) có thể chữa viêm và loài thực vật ở Tây Tạng có thể chữa sốt rét.

“Chúng ta không thể sống sót nếu thiếu thực vật và nấm – sự sống phụ thuộc vào chúng – và đã đến lúc mở rương báu”, theo GS. Alexandre Antonelli, Giám đốc khoa học thuộc Vườn thực vật Hoàng gia Kew – tổ chức lĩnh xướng nghiên cứu với sự tham gia của 210 nhà khoa học thuộc 42 quốc gia này.

“Mỗi khi mất một loài là chúng ta mất đi một cơ hội cho nhân loại. Chúng ta đang thua trong cuộc chạy đua với thời gian vì các loài mất đi nhanh hơn tốc độ chúng ta tìm ra và định danh chúng”.

40% các loài thực vật trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng

Các nhà nghiên cứu đánh giá dựa trên tỷ lệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng theo Sách Đỏ IUCN. Nhưng chỉ một phần nhỏ trong số 350.000 loài thực vật đã biết được đánh giá, vì thế giới khoa học sử dụng kỹ thuật thống kê để điều chỉnh những thiên lệch trong kho dữ liệu, chẳng hạn như thực trạng thiếu đi thực địa ở một số khu vực, đồng thời sử dụng trí tuệ nhân tạo để đánh giá nhưng khu vực chưa được biết tới nhiều.

“Chúng ta có cách tiếp cận AI chính xác tới 90%”, nhà nghiên cứu Eimear Nic Lughadha thuộc Vườn thực vật Hoàng gia Kew chia sẻ. “AI đủ tốt để khẳng định rằng có nhiều loài chưa được đánh giá nhưng thật ra đã bị đe dọa”.

Năm 2019, Nic Lughadha cho biết 571 loài đã biến mất tính từ năm 1750, dù con số thật sự có thể cao hơn nhiều.

Báo cáo tình trạng thực vật 2016 phát hiện 1/5 các loài thực vật bị đe dọa nhưng phân tích mới tiết lộ rằng nguy cơ thực sự cao hơn. Nguyên nhân chính là sinh cảnh hoang dã bị phá hủy để canh tác. Ngoài ra còn những nguyên nhân quan trọng khác là khai thác quá độ thực vật hoang dã, xây dựng, loài xâm lấn, ô nhiễm và khủng hoảng khí hậu.

Hàng tỷ người dùng thảo dược để trị bệnh nhưng báo cáo phát hiện có tới 723 loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có một loài hoa kèm đỏ ở Nam Mỹ vẫn được dùng để điều trị rối loạn tuần hoàn hiện đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, và loài nắp ấm nhiệt đới vẫn được dùng chữa bệnh ngoài da.

Mới đây, Liên Hiệp Quốc cảnh báo rằng chính phủ các nước đã thất bại và không đạt bất cứ mục tiêu nào trong việc ngăn chặn thiệt hại đối với đa dạng sinh học trong thập niên qua, trong đó có việc ngăn chặn sự tuyệt chủng của các giống loài.

Quỳnh Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
40% loài thực vật trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.