Theo đó thành phố Gurugram, nằm ở ngoại ô ở thủ đô New Delhi (Ấn Độ) trở thành thành phố ô nhiễm nhất Thế giới, theo báo cáo của tổ chức Hoà bình xanh (Greenpeace) và AirVisual. Chỉ số chất lượng không khí ở thành phố này nằm ở mức 135.8, vượt gấp 3 lần mức độ khuyến cáo của Cơ quan bảo vệ Môi trường Mỹ.
Trong 2 tháng vào năm ngoái, chỉ số chất lượng không khí (AQI) đo được tại đây dựa trên lượng xuất hiện của các hạt bụi mịn PM 2.5 đã vượt trên ngưỡng 200. Theo EPA, chỉ số này “rất không tốt cho sức khoẻ” và cảnh báo nếu ra đường tại thành phố này “mọi người có thể hứng chịu các tác động nghiêm trọng đối với sức khoẻ”.
Chỉ số ô nhiễm không khí trên Thế giới. Ấn Độ chiếm phần lớn danh sách các thành phố ô nhiễm trên Thế giới – Ảnh: CNN
Cũng theo báo cáo này, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra cái chết cho 7 triệu người vào năm tới và là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
Tình trạng ô nhiễm đặc biệt đáng ngại tại khu vực Nam Á. Trong tổng số 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới có 18 thành phố ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh, trong đó một số điểm nóng như Lahore, Delhi và Dhaka lần lượt ở các vị trí thứ 10, 11 và 17. Theo báo cáo, Bangladesh là quốc gia có chỉ số bụi siêu vi PM2,5 cao nhất thế giới (97,1 µm/m³), sau đó tới Pakistan, Ấn Độ.
Các hạt bụi mịn này chứa các chất gây ô nhiệm như sulfate, nitrates, carbon có thể chui sâu vào hệ hô hấp khi ta hít thở, từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ.
Trong khi nhiều thành phố tại Trung Quốc đã có dấu hiệu giảm ô nhiễm, báo cáo cho thấy nhiều quốc gia láng giềng như Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Indonesia gia tăng ô nhiễm trong không khí.
Tại Seoul, Greenpeace đã tiến hành phân tích tài liệu về bụi siêu vi của Bộ Môi trường Hàn Quốc và chỉ ra năm 2018, nồng độ bụi siêu vi bình quân tại thủ đô Seoul là 23 µm/m³, tương đương năm 2015. Hiện tượng không khí ứ đọng do biến đổi khí hậu gia tăng, khiến số ngày nồng độ bụi siêu nhỏ ở mức “xấu” trong năm tăng từ 44 ngày lên 61 ngày, mức “rất xấu” từ không có ngày nào lên 4 ngày.
Linh Hoàng (T/h)