Gói hỗ trợ tài chính nói trên sẽ được sử dụng cho dự án xây mới 5 trung tâm sản xuất và lưu trữ khí hydro, có lộ trình đi vào hoạt động từ năm 2022.
Các trung tâm này được thiết lập tại những khu vực tiếp giáp với các khu công nghiệp sản xuất, nằm tại các bang Nam Australia, Queensland, New South Wales, Tây Australia và Bắc Australia.
Ảnh minh họa
Đây là một phần trong kế hoạch của Canberra nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon để đạt mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Cam kết đưa lượng khí phát thải về ngưỡng 0 vào năm 2050 của Thủ tướng Australia được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của các nhà lãnh đạo toàn cầu, do Mỹ tổ chức vào 22-23/4.
Ông Morrison kỳ vọng, với sự hỗ trợ của Chính phủ, việc xây dựng các trung tâm khí hydro mới sẽ góp phần làm giảm lượng khí thải trên khắp đất nước, hỗ trợ đẩy nhanh hành động hướng tới mục tiêu chống biến đổi khí hậu và tạo ra hơn 2,500 việc làm mới cho người lao động.
Cơ quan lãnh đạo ngành công nghiệp và dầu khí Australia (APPEA) cho biết, việc chính phủ tập trung đầu tư vào các dự án thu hồi, lưu trữ khí hydro và carbon mới sẽ là một động lực lớn cho ngành công nghiệp nhiều tiềm năng phát triển.
Giám đốc điều hành APPEA Andrew McConville nhận định việc phát triển ngành công nghiệp khí hydro địa phương có thể giúp giảm lượng khí thải của Australia và trên diện rộng hơn ở cả khu vực và quốc tế.
Chiến lược này cũng giúp làm giảm chi phí và đảm bảo an ninh năng lượng, cùng với các cơ hội sản xuất và việc làm mới.
Ông McConville nói công nghệ thu giữ carbon đã được công nhận là một giải pháp giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả.
Với vị trí là nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới, Australia có lợi thế cạnh tranh tự nhiên để thực hiện công nghệ này trên quy mô lớn.
Ngày 20/4, Thủ tướng Morrison đã tuyên bố cam kết bảo vệ ngành công nghiệp nội địa trên con đường đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 “lý tưởng nhất là vào năm 2050”.
Mặc dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng cơ cấu năng lượng của Australia sẽ buộc phải thay đổi trong 30 năm tới để đạt được mục tiêu đó.
Động thái đó khiến Australia ngày càng gặp sức ép lớn hơn trên trường quốc tế, đòi hỏi tăng cường các chính sách hỗ trợ chống biến đổi khí hậu.
Minh Châu