Bão Noru sẽ cập bờ sớm hơn, miền Trung bắt đầu mưa trắng trời

Ánh Minh|27/09/2022 16:41
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo dự báo mới nhất, bão Noru sẽ cập bờ sớm hơn. Hiện nhiều nơi ở miền Trung đã có mưa trắng trời, ven biển có sóng lớn.

dan-1.jpeg
Theo chỉ đạo của TP Đà Nẵng việc di dời người dân khỏi những vùng xung yếu, trên các ghe thuyền, nhà cửa tạm bợ phải hoàn thành trước 17h để đảm bảo an toàn.

Đầu giờ chiều nay (27/9), bão số 4 (Noru) đang trên đường tiến vào bờ, nhiều tỉnh, thành miền Trung bắt đầu xuất hiện mưa to, gió giật mạnh.

Đến thời điểm này, mưa xuất hiện ở một số địa phương. Người dân cảm nhận rõ ràng hơn bão số 4 với cường độ rất mạnh đang ngày một tiến nhanh vào bờ.

Tại Thừa Thiên - Huế
, mưa bắt đầu nặng hạt. Trước đó, theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc sơ tán, di dời người dân trước 15h ngày 27/9, chính quyền địa phương phối hợp các đơn vị lực lượng vũ trang tăng cường quân số, hỗ trợ người dân đến nơi tránh trú an toàn.

Hiện Đà Nẵng
đang mưa trắng trời, có gió nhẹ. Trên các tuyến đường rất ít phương tiện lưu thông. Thời tiết chuyển xấu, nhiều ô tô phải bật đèn để di chuyển. Tại bãi biển trên đường Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa (quận Sơn Trà) bắt đầu có những đợt sóng lớn.

an-2.jpeg
Người dân đội mưa vận chuyển nhu yếu phẩm vào trường học để trú tránh bão.
dan-3.jpeg
Lực lượng chức năng tháo dỡ các biển chỉ dẫn tại một nút giao thông trên tuyến đường Ngô Quyền (quận Sơn Trà) để đảm bảo an toàn khi bão đổ bộ vào.

Tại Quảng Trị, sau trận mưa to trên diện rộng kéo dài 1 giờ, hiện bắt đầu có gió nhẹ, mưa cũng bắt đầu ở một số nơi.

Vùng biển khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định xuất hiện những đợt sóng lớn, gió thốc mạnh, mưa to xuất hiện rải rác một số nơi.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 nên hiện nay đảo Lý Sơn đã có gió bão cấp 7-8 giật cấp 9 kèm theo mưa lớn, biển động dữ dội. Đến thời điểm này công tác phòng chống bão số 4 tại Lý Sơn đã cơ bản hoàn tất toàn bộ tàu thuyền và lồng bè nuôi trồng thủy sản đã được đưa vào neo trú ẩn toàn.

on2.jpg
Đảo Lý Sơn đã có gió cấp 8, giật cấp 11.

Bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết đến trưa nay (27/9), tại huyện Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 8-9, sóng biển cao 3-5m, mưa lớn kéo dài. "Sáng nay, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng chức năng đã di dời 34 hộ dân đến nơi an toàn bằng phương án xen ghép. Đồng thời, từ 10 giờ trưa nay, UBND huyện cũng yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, rời nơi cư trú để bảo đảm an toàn, tính mạng. Địa phương cũng lên phương án sơ tán, di dời người dân vào hầm quân sự để trú ngụ nếu bão tăng cấp", bà Hương cho biết.

Quảng Nam mưa rất lớn


Đến 15h cùng ngày, khu vực ven biển TP Tam Kỳ, Quảng Nam mưa càng ngày càng lớn kèm gió mạnh, cột sóng biển cao.

Tại những ao tôm ven sông Bàn Thạch, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, các chủ ao cho người thu hoạch tôm bán tháo bán chạy dù tôm chưa đến kỳ thu hoạch.

Một số cánh đồng rau màu, người dân cũng dầm mưa thu hoạch rau chạy bão. Tại tuyến đường ven biển Tam Thanh, những người dân cuối cùng cũng được xe đón đến các điểm trú bão an toàn.

Theo dự báo mới nhất của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão sẽ cập bờ sớm hơn. Theo đó khoảng 1h sáng 28-9 bão áp sát bờ, khoảng 2-3h sáng đổ bộ đất liền, tuy nhiên từ chiều tối và đêm nay đã có gió mạnh.

Cụ thể, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12-13.

Thủ tướng vừa tiếp tục ra Công điện số 865/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 4.

Công điện nêu rõ: Bão số 4 dự báo với cường độ rất mạnh, sức tàn phá lớn, đang di chuyển nhanh về phía vùng biển và đất liền nước ta; diễn biến của bão còn rất phức tạp, khó dự báo, trong khi khả năng chống chịu của nhà dân, cơ sở hạ tầng nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu, công tác cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an ninh, an toàn khi xảy ra bão mạnh hết sức khó khăn.

Thủ tướng chỉ đạo các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đình hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết, cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai chống bão số 4, cần phân công từng đồng chí trong Thường vụ, lãnh đạo trực tiếp xuống từng địa bàn trọng điểm ứng trực để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.

Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, lũ; cập nhật kịp thời, bám sát diễn biến thực tế để chủ động báo cáo Ban Chỉ đạo tiền phương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bão Noru sẽ cập bờ sớm hơn, miền Trung bắt đầu mưa trắng trời