Bình Phước: Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn

Thanh Thanh|06/07/2024 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

UBND tỉnh Bình Phước đặt mục tiêu cần bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có trên địa bàn được tiêm phòng trong thời gian sớm nhất có thể.

Theo đó, để chủ động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và cuộc sống của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, ngày 5/7, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Công văn số 2669/UBND-KT về tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

binh-phuoc-chan-nuoi.jpg
Bình Phước đặt mục tiêu đảm bảo trên 80% vật nuôi được tiêm phòng chống dịch bệnh

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND cấp huyện, xã tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật về thú y; các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, nhất là các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành.

Cùng với đó, Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. 

Đồng thời tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế. 

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh tại các huyện, thị xã, thành phố.

Ngoài ra, cần phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đặc biệt là các bệnh cúm gia cầm (CGC), niu-cát-xơn, dại, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tụ huyết trùng trâu, bò…. Mục tiêu bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng trong thời gian sớm nhất có thể.

UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường trên địa bàn…

Bài liên quan
  • Kiểm kê khí nhà kính trong chăn nuôi tại Việt Nam (Bài 2): Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả?
    Sản xuất chăn nuôi trong nước là lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn, nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa các cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính lúc này là chưa phù hợp. Vậy giải pháp nào phù hợp để gỡ khó cho ngành chăn nuôi vừa phát triển bền vững những vẫn đảm bảo môi trường, thực hiện hiệu quả việc giảm phát thải, góp phần thực hiện mục tiêu Net Zero của Việt Nam vào năm 2050 như cam kết tại COP 26?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Bình Phước: Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn