Các thực phẩm kỵ nhau cần tránh trong ngày Tết

Minh Hoàng|14/02/2021 12:01
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ngày Tết ăn nhiều món, các thực phẩm “kỵ nhau” khi cho vào nấu chung sẽ có các phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe.

Có một số sản phẩm khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc hoặc bị khử những thành phần vi lượng có trong các thực phẩm thành loại thực phẩm không còn giá trị dinh dưỡng để bổ sung cho cơ thể nữa như: Vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt…

Mặt khác, trong quá trình chế biến thực phẩm, sự kết hợp giữa một số thực phẩm có thành phần chất kỵ nhau sẽ tạo nên những chất không có lợi cho sức khỏe, gây ngộ độc.

Thực phẩm kỵ với thịt gà

Không ăn với cá chép: Thịt gà cam ôn, cá chép lại cam hàn, nếu ăn cùng nhau dễ gây mụn nhọn, phát chứng trường ung. Để giải, nên uống nước đỗ đen.

Không ăn với tôm: Cả tôm và gà đều cam ôn nên kết hợp cả 2 dễ gây ra ngứa ngáy khắp người, có thể nấu nước kinh giới uống để giải.

Cơm nếp: Danh y An Nhân cho biết, cơm nếp có tính ngọt ấm nên khi ăn kèm với thịt gà dễ sinh ra chứng bạch thốn trùng, dân gian thường gọi là sán dây, sán sơ mít. Nên chúng ta không nên ăn nhiều 2 thứ này liền với nhau.

Muối vừng và kinh giới: Thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, vừng dưỡng can, dưỡng huyết khu phong, kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí hạ ứ huyết. Nên khi kết hợp ba thứ với nhau dễ gây ra chứng chóng mặt, ù tai, run rẩy người.

Tỏi, rau cải và hành sống: Thịt gà vốn cam ôn, tỏi thì đại nhiệt, rau cải và hành sống lại cam hàn nên khi kết hợp với nhau dễ gây sinh nhiệt hay hàn nhiệt giao tranh mà sinh ra bệnh lỵ, gây tổn thương khí huyết.

Mận: Mận khi ăn kèm với thịt gà dễ sinh chứng thổ tả, sốt rét, sốt nóng, do mận có tính ôn sáp. Nếu không may bị, nên nấu nước sơn trà uống.

Lựa chọn thực phẩm là điều quan trọng để bữa ăn ngày Tết vừa ngon và đảm bảo sức khỏe

 Thực phẩm kị với thịt lợn

Thịt bò: Thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn, ích khí, nên khi kết hợp hai thứ này lại với nhau sẽ làm hạn chế điểm mạnh của nhau, làm giảm giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm.

Gan: Các loại gan, đặc biệt là gan dê có mùi gây, hôi nên khi xào cùng thịt lợn sẽ kiến cho món ăn càng có mùi khó chịu, gây phản cảm với những người thưởng thức món ăn.

Đậu tương: Trong đậu tương có từ 60-80 phốt phi nên khi kết hợp với thịt lợn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn đi, đặc biệt là thịt nạc.

Ngoài ra, thịt lợn còn không nên kết hợp với ốc bươu, cam thảo, hay rau thơm. Thịt bò, thịt trâu không nên ăn cùng với lươn, hệ.

Thực phẩm kỵ thịt bò

Thủy sản: Trong thịt bò chứa nhiều phốt pho rất cần cho việc hình thành xương. Trong thủy sản thì giàu canxi và magiê. Vì vậy khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này sẽ làm cản trở hấp thu phốt pho và giảm tốc độ hấp thu canxi.

Đậu nành: đậu nành thuộc nhóm có nhiều purin. Chất này là nguyên nhân tạo ra acid uric gây ra bệnh gout. Thịt bò cũng vậy chứa nhiều purin. Chính vì vậy khi ăn chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo nên sự cộng hưởng làm tăng cường acid uric gây cơn đau khớp.

Hạt dẻ: Dịp Tết, rất nhiều người mua hạt dẻ để ăn, tuy nhiên thịt bò chứa nhiều đạm, hạt dẻ chứa nhiều vitamin C, nếu ăn chung chất đạm trong thịt bò dễ bị biến chất, mất giá trị dinh dưỡng.

Những thực phẩm cấm kỵ ăn cùng thịt dê

Thịt dê kỵ nước chè: Khi ăn thịt dê bạn cũng không nên uống nước chè, vì thịt dê cũng giàu đạm nên kết hợp với nước chè cũng xảy ra phản ứng như khi ăn thịt chó.

Thịt dê kỵ giấm: Giấm có acid acetic có thể phá hủy protein trong thịt dê.

Thịt dê kỵ dưa hấu: Ăn dưa hấu cùng thịt dê dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Thực phẩm kỵ với hải sản

Hải sản là món ăn được ưa thích, giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên đây cũng là món ăn gây dị ứng nhiều nhất. Một vài biểu hiện thường thấy như: nôn ói, đau bụng, nổi mẩn đỏ, ngứa…

Không ăn trái cây khi đang ăn hải sản: Thói quen ăn trái cây sau khi ăn là khá phổ biến để giúp làm cho miệng sạch sẽ và khử mùi hôi của hải sản. Nhưng đây lại là một thói quen sai lầm. Các chất axit có trong trái cây có thể kết hợp với canxi trong hải sản tạo thành một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích ruột gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa,… Vì vậy, chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản chừng 2 tiếng.

Không ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Trong hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, chất này rất tốt cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với những thực phẩm có chứa nhiều vitamin C thì lại gây tác dụng ngược lại.

Lượng asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người. Vì vậy cần kiêng kỵ ăn hải sản với thực phẩm này.

Bia: Nghe thì lạ vì bạn vẫn thường uống bia với hải sản. Nhưng thực tế 2 loại thực phẩm này kị nhau, vì trong hải sản có hàm lượng đạm khá cao, nếu uống thêm bia vào thì sẽ cản trở quá trình bài tiết đạm thừa ra khỏi cơ thể. Và nếu đạm thừa không được bài tiết thì nguy cơ cao có thể mắc bệnh gout.

Nước trà: Trong trà chứa nhiều axit taninic, dễ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành muối canxi kết tủa không có lợi cho cơ thể.

Gan xào giá đỗ

Các loại giá đỗ, rau cần chứa nhiều vitamin C còn gan động vật có hàm lượng các chất đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao dễ làm cho vitamin C bị oxy hóa trong quá trình chế biến. Không những thế, trong giá đỗ, rau cần, cà rốt có chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt có trong gan lợn, làm mất giá trị dinh dưỡng của cả 2 loại thực phẩm này.

Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần

Bởi là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.

Các loại rau củ kỵ nhau

Củ cải trắng kỵ cà rốt, mộc nhĩ đen: Củ cải giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ bị phá hủy các thành phần dinh dưỡng. Củ cải chứa nhiều enzym, mộc nhĩ đen chứa nhiều hoạt chất sinh học, hai thứ ăn chung có thể phát sinh phản ứng hóa học phức tạp, gây viêm da.

Dưa chuột kỵ cà chua: Các nhà dinh dưỡng cho biết, trong dưa chuột chứa một loại men phân giải vitamin C. Bởi vậy khi ăn dưa chuột với cà chua hay những loại thực phẩm giàu vitaminC sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.

Cà chua kỵ khoai lang, khoai tây: do cà chua chứa nhiều chất toan, nếu ăn cùng với khoai lang, vào dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho: Bởi Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.

Bí đỏ kỵ cải thìa: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

Minh Hoàng

Bài liên quan
  • Hương vị bánh tét ngày xuân của người Nam Bộ
    Moitruong.net.vn  – Từ lâu, bánh tét đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực Nam Bộ mỗi dịp Tết đến, xuân về. Nếu như miền Bắc nổi tiếng có bánh chưng thì ở đất phương Nam lại nức tiếng với hương vị mộc mạc, dân dã của bánh tét.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các thực phẩm kỵ nhau cần tránh trong ngày Tết