Cảnh báo hạn hán nghiêm trọng tại các quốc gia hạ nguồn sông Mekong

Ngọc Linh (t/h)|21/11/2019 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Theo Ủy hội Sông Mekong (MRC) cảnh báo, một diện tích rất lớn của hạ lưu sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt hạn hán nghiêm trọng do hầu hết khu vực trong lưu vực đều có ít hoặc không có mưa.

Đến tháng 1/2020, các nước khu vực hạ nguồn sông Mekong gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam có nguy cơ hứng chịu hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động gieo trồng và sản xuất nông nghiệp.

Các chuyên gia của Ủy ban sông Mekong ngày 19/11 đã đưa ra cảnh báo trên trong bối cảnh hạn hán đã khiến mực nước sông Mekong xuống mức thấp nhất trong 60 năm qua và nhiều khúc sông chảy ra 4 nước này có thể nhìn thấy đáy kể từ hồi tháng Sáu đến nay.

Theo các chuyên gia, Thái Lan và Campuchia chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với Lào và Việt Nam.

Nguyên nhân dẫn đến đợt hạn hán này là do lượng mưa thấp cùng với việc mùa mưa bắt đầu muộn gần 2 tuần và kết thúc sớm trước 3 tuần so với mọi năm. Bên cạnh đó, hiện tượng El Nino đã làm nhiệt độ cao bất thường và nước bốc hơi với lượng lớn. MRC cảnh báo, thời tiết khô hạn kéo dài có thể tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp. Nếu hạn hán vẫn tiếp diễn, tình trạng thiếu nước tiêu dùng có thể xảy ra.

Cánh đồng khô nứt nẻ do hạn hán

Trung tâm quản lý hạn hán và lũ lụt khu vực tại Phnom Penh cảnh báo trước nguy cơ hạn hán còn kéo dài, người dân sống ở khu vực này có thể rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

Thái Lan và Campuchia có thể bị hạn nặng hơn Lào và Việt Nam. Theo dự báo, trong 2 tuần cuối tháng 11/2019, một diện tích rất lớn của hạ lưu sông Mekong sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt khô hạn này do hầu hết khu vực trong lưu vực đều có ít hoặc không có mưa. Tình trạng hạn hán sẽ nghiêm trọng nhất từ tháng 12/2019 đến đầu tháng 1/2020 và chỉ cải thiện từ tuần thứ hai của tháng 1 khi bắt đầu có mưa.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cảnh báo hạn hán nghiêm trọng tại các quốc gia hạ nguồn sông Mekong
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.