Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là nơi tham quan, hành hương lý tưởng mỗi dịp tết đến – xuân về.
Tây Yên Tử trong dịp lễ hội đầu năm 2023
Núi Yên Tử nằm giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Theo lịch sử, sườn Đông Yên Tử (Quảng Ninh) là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, còn sườn Tây Yên Tử (Bắc Giang) là "con đường hoằng dương Phật pháp" của Ngài.
Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc của khu du lịch văn hóa tâm linh, ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương tìm đến. Mỗi dịp tết đến xuân về, du khách lại nô nức đến đây tham quan, chiêm bái cầu an. Một số sự kiện văn hóa ở Tây Yên Tử hấp dẫn không riêng gì người Việt mà còn du khách nước ngoài. Theo thống kế, hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá.
Dừng chân tại Tây Yên Tử, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng lung linh, huyền ảo về đêm (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Tham gia vào hành trình đến với Tây Yên Tử, du khách có thể trải nghiệm 1 tour du lịch tâm linh đi theo con đường bộ hành hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua các điểm chùa, tháp dọc sườn Tây Yên Tử. Bạn sẽ được đến cổ tự Vĩnh Nghiêm vãn cảnh, tìm hiểu bộ mộc bản độc nhất vô nhị được bảo quản hàng trăm năm qua đã trở thành Di sản tư liệu thế giới, rồi qua đền Suối Mỡ (Lục Nam), lên chùa Hạ, chùa Thượng, chùa Đồng, chiêm bái tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh Yên Tử…
Tây Yên Tử hiện nay đã được quy hoạch với quy mô 136ha, không chỉ gồm hệ thống các chùa mà còn có đa dạng khu chức năng phục vụ du khách như: khu đón tiếp và điều hành; khu trung tâm văn hóa lịch sử với những công trình độc đáo và hấp dẫn: Long môn quan, công viên Phật giáo thế giới, sa bàn con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông; khu nghỉ dưỡng sinh thái tiêu chuẩn từ 2-5 sao; trung tâm tâm linh và khu vực cáp treo ga đến chùa Thượng.
Dưới đây là những danh lam- thắng cảnh không thể bỏ qua khi đặt chân đến chốn linh thiêng Tây Yên Tử:
Đặt chân tới Tây Yên tử, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu về 10 tượng đá kể về 10 giai đoạn cuộc đời của Phật Hoàng Trần Nhân Tông được đặt trong khu đi bộ vãn cảnh. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Hay chụp ảnh, check in với cây cầu vô cực độc đáo. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Mỗi du khách đến đây chắc chắn ai cũng sẽ lưu giữ cho mình những tấm hình lưu niệm tại Quảng trường trung tâm Tây Yên Tử được xây dựng tái hiện Hoàng Thành Thăng Long. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Chùa Hạ nằm dưới chân Tây Yên Tử là trung tâm diễn ra các lễ hội, các hoạt động du lịch, các hoạt động tôn giáo. Đặc biệt, cổng vào Chùa Hạ được ví như "Cổng Trời" là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, check in. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Du khách du xuân đầu năm và cầu bình an tại chùa Hạ. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Tiếp đó du khách sẽ di chuyển đến tuyến cáp treo với chiều dài hơn 2km nối liền từ Tây Yên Tử Bắc Giang sang chùa Đồng Quảng Ninh. Hệ thống cáp treo Yên Tử đã giúp rút ngắn khoảng cách, tiết kiệm thời gian, công sức, giúp du khách dễ dàng hành hương về Yên Tử. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Đường ra ga cáp treo để đi lên chùa Thượng và chùa Đồng được bao quanh bởi núi non hùng vĩ. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Du khách có thể dễ dàng di chuyển lên Chùa Thượng bằng đường cáp treo. Chùa Thượng được coi là điểm đến cuối cùng của núi Yên Tử. Đây là nơi thiền lý tưởng nhất của các phật tử. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Hàng năm, Tây Yên Tử cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn, đón du khách thập phương về tham dự. Ngay trong dịp đầu xuân Qúy Mão vừa qua, Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023 đã thu hút 500-600 nghìn lượt khách đổ về đây. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)Rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức trong dịp khai xuân đầu năm 2023, trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ rước bộ Mộc bản Cư trần lạc đạo phú" được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là lễ rước theo nghi thức Phật giáo lớn nhất Việt Nam. (Ảnh chụp tại Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử 2023)
Trong danh sách liệt kê những đường biên giới tự nhiên được đánh giá đẹp nhất thế giới do tờ báo hàng đầu Hong Kong South China Morning Post đã chọn thác Bản Giốc nằm trong danh sách này.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không… nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Thực vậy, sức mạnh tri thức và nghiên cứu của thế hệ trẻ, đặc biệt ở cấp độ đại học, luôn là một trong những nguồn lực quyết định sự phát triển thịnh vượng của đất nước.
Qua quá trình khai quật, các nhà khoa học đánh giá 2 thuyền cổ được phát hiện ở Bắc Ninh là di tích thuyền có quy mô, cấu trúc và kỹ thuật phức tạp nhất, là duy nhất phát hiện được cho đến nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên bình diện quốc tế.
Cây xanh không chỉ là điểm nhấn trang trí mang lại cảm giác thư giãn, gần gũi thiên nhiên mà còn có khả năng hấp thụ khí độc hại, điều hòa không khí và cải thiện sức khỏe hô hấp cho con người.
Sáng 29/3, tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức chương trình "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh - Sắc màu tranh Đông Hồ".
Tuần qua, dòng chảy cuộc sống tiếp tục với những câu chuyện trên hành trình hướng tới sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn. Mỗi sự kiện đều như một mảnh ghép trong bức tranh lớn về mối quan hệ giữa con người và môi trường. Khi đô thị ngày càng phát triển, ranh giới giữa tiện nghi và bền vững trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
Một vụ cháy lớn bùng phát lúc rạng sáng 19/5 tại nhà xưởng sản xuất rộng hơn 12.000m² ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc), khiến 3 công nhân bị bỏng và gây thiệt hại nghiêm trọng.
Tới ngày 17/5, cả nước có thêm 4 địa phương công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát. Như vậy, tới nay đã có 19 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát.
Từ ngày 16 đến 19/5, mưa lớn, sạt lở đất và động đất liên tiếp xảy ra tại nhiều địa phương, khiến 9 người thiệt mạng, 7 người bị thương, hàng trăm nhà cửa, công trình hư hỏng, thiệt hại ước tính hàng chục tỷ đồng.
TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 xử lý 80% rác sinh hoạt bằng công nghệ hiện đại, 100% trạm trung chuyển và phương tiện thu gom đạt chuẩn, 58% nước thải đô thị được xử lý, hướng đến giảm mạnh ô nhiễm môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Với chỉ số AQI ở mức 71, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu vàng "trung bình"; chỉ số ở mức 55, chất lượng không khí của TP Hồ Chí Minh cũng "trung bình".
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đã đề ra 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ, đồng bộ, khả thi và thúc đẩy phát triển bền vững.