Lễ hội chùa Hương - Những thông tin cần biết khi đi du xuân đầu năm

Phương Nhi|13/02/2023 18:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương để có những thông tin cần thiết khi đi du xuân cùng người thân và bạn bè.

Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội nổi tiếng với người miền Bắc mà được đông đảo du khách trong nước tìm về mỗi độ xuân sang. Du xuân đến với chùa Hương, du khách sẽ được biết đến như một quần thể hang động mang đậm màu sắc, tín ngưỡng tôn giáo dân gian cùng phảng phất nét văn hóa phồn thực.

le-hoi-chua-huong-3.jpg
Chèo thuyền là một trong những nét đẹp văn hóa rất đặc trưng ở của lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương - nét đặc sắc trong văn hóa ngày xuân

Lễ hội chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Sở dĩ nơi đây được ví như một khu phức hợp giữa tôn giáo và văn hóa là tập hợp những ngôi chùa Phật giáo, những ngôi đền thờ các thần long nhãn và tín ngưỡng nông nghiệp. Chùa Hương nằm trong động Hương Tích, hay còn được gọi với cái tên khác là chùa Trong.

Năm nào cũng vậy, lễ hội chùa Hương diễn ra trong khoảng thời gian dài từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Khai hội chính thức bắt đầu lễ hội vào ngày mùng 6 tháng Giêng, ngày mở cửa rừng của người dân. Lễ hội kéo dài trong 3 tháng, cao điểm lượng khách thập phương đổ về đây đông nhất là vào những ngày từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng Chạp m lịch. Ngoài ra, mùng 5 cũng là một trong những ngày thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.

le-hoi-chua-huong.jpg
Lễ hội chùa Hương có từ lâu và thu hút đông đảo du khách thập phương

Nguồn gốc, ý nghĩa lễ hội chùa Hương là gì?

Nhắc đến chùa Hương với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba. Trong truyền thuyết, vào thế kỷ đầu tiên ở vùng đất này có một nàng công chúa Diệu Thiện - người xưa gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tu hành 9 năm mới đắc đạo trở thành Phật đi cứu độ chúng sinh. Ngày đó cũng được xem là ngày Phật Đản (được sử sách xác định là ngày 19 tháng 2 âm lịch), đây cũng là thời điểm mùa xuân vừa đến, trăm hoa đua nở và khoe sắc.

Đến tháng 3 năm 1770 (tức năm Canh Dần), Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã có chuyến tuần du cùng quân dưới trướng đến Trấn Sơn Nam. Chúa đã vào động Hương Tích để thắp hương và vãn cảnh và Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã đề trên vách đá trước cửa động Hương Tích năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Đây là nơi linh địa, lại được Chúa ca ngợi nên từ đó trở thành đắc địa hơn, chỗ dựa tinh thần của nhiều người dân để mong cầu an bình và mọi điều được suôn sẻ, tốt lành.

Ngoài ra, Chúa Trịnh Sâm cũng là một trong những người đã góp phần đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, đặt nền móng cho sự phát triểncủa lễ hội chùa Hương sau này. Theo thời gian, du khách đến tham quan lễ hội ngày một đông hơn. Nhưng mãi đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8 thì lễ hội chùa Hương mới chính thức mở hội lớn như ngày nay sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ (vào mùng 6 tháng Giêng).

le-hoi-chua-huong-1.jpg
Nghi lễ của lễ hội chùa Hương trang trọng và linh thiêng

Nét đặc sắc trong ý nghĩa của lễ hội chùa Hương

Lễ hội chùa Hương không chỉ được biết đến như một lễ hội du xuân nổi tiếng của vùng đất “linh sơn phúc đại”, mà còn mang đậm nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng rất riêng của khu vực Bắc Bộ. Phần hội là nét giao thoa văn hóa dân tộc độc đáo cùng hòa quyện vào thiên nhiên, đất trời mùa xuân của tự nhiên. Phần nghi lễ thể hiện đậm nét tín ngưỡng thờ cúng tổng thể trong tôn giáo Việt Nam (bao gồm cả Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo). Đến đây, khách du lịch không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên mà còn cảm nhận được tinh thần đoàn kết của dân tộc giữa con người khắp nơi trên đất nước Việt Nam.

Lễ hội chùa Hương còn thể hiện sự dung hòa giữa hiện thực và mơ, tiên và tục. Hiện thực là nền tảng, mơ có lẽ là uất vọng trong không khí mùa xuân tươi vui, ấm áp mà người Việt Nam nhân ái, chất phác đã cảm nhận và trao truyền từ thuở xa xưa qua bao thế hệ đến ngày nay và mãi về sau.

le-hoi-chua-huong.jpg
Động Hương Tích

Những đặc sắc trong nghi thức của lễ hội chùa Hương

Trong phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo đặc trưng ở Việt Nam có cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo

Lễ hội chùa Hương bắt đầu khai sơn (lễ mở cửa rừng) vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm. “Mở cửa rừng” mang ý nghĩa mới - mở cửa chùa chính là phần khai lễ. Trong nghi thức dâng hương không thể thiếu hương, nến, đèn, hoa quả, đồ chay. Trong quá trình dâng đàn, hai ni tăng sẽ mặc áo cà sa, mang đồ lễ chạy đàn đến cúng, rồi thực hiện những động tác độc đáo chỉ có trong lễ hội chùa Hương. Phía sảnh ngoài còn thờ các vị thần với nhiều màu sắc phong phú mang đậm chất đặc trưng của đạo giáo.

Trong khi diễn ra lễ hội chùa Hương có ất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc như chèo thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn mang lại một nét đẹp độc đáo rất riêng của lễ hội chùa Hương bởi điều này giúp du khách thập phương gợi nhớ đến cội nguồn cho người đi hội.

le-hoi-chua-huong-2.jpg
Đến chùa Hương, du khách được thả mình vào chốn linh thiêng, không khí xanh mát

Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương

Di chuyển tới chùa Hương bằng cách nào?

Để di chuyển đến chùa Hương du khách có thể lựa chọn một số phương tiện như ôtô, xe máy, xe bus.

Nếu lựa chọn di chuyển bằng ô tô: Du khách thập phương có thể đi theo tuyến đường cao tốc Pháp Vân, Cầu Rẽ đến Đồng Văn, tiếp tục đi đến quốc lộ 38 qua chợ Dầu để đến với chùa Hương.

Nếu di chuyển bằng phương tiện xe máy: bạn sẽ di chuyển từ đường Nguyễn Trãi, đi thẳng đến Hà Đông, đến ngã ba Ba La bạn rẽ trái sang Vân Đình và đi tiếp 40km bạn đến Tế Tiêu rồi sẽ rẽ trái và hỏi đường đến chùa Hương. Một lưu ý vô cùng đặc biệt là bạn cần phải mang đầy đủ giấy tờ và có thể sử dụng Google maps để có thể theo dõi hành trình và di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn.

le-hoi-chua-huong-1.jpg
Niêm hương Khai hội Chùa Hương Xuân 2023

Các tuyến tham quan chùa Hương mà bạn cần biết

Tuyến tham quan trung tâm quần thể chùa Hương - Hương Tích: Đầu tiên Đền Trình - chùa Thiên Trù - qua động Tiên Sơn - chùa Giải Oan - đền Trần Song - động Hương Tích và cuối cùng du khách sẽ dừng chân ở chùa Hinh Bồng. Đây là hành trình tham quan được nhiều du khách lựa chọn nhất để có thể đi hết được những ngôi chùa chính, quan trọng và thiêng liêng nhất tại chùa Hương.

Tuyến Thanh Sơn - Hương đài có lộ trình như sau: Bạn xuất phát từ chùa Thanh Sơn - động Hương Đài - chùa Vân Động Long Vân - chùa Cây Khế

Tuyến Tuyết Sơn với lộ trình từ đền Trình - chùa Tuyết Sơn - chùa Bảo Đài - động Ngọc Long và điểm dừng chân sau cùng là chùa Cá.

le-hoi-chua-huong-2.jpg
Văn nghệ khai hội Chùa Hương Xuân 2023

Các tuyến tham quan chùa Hương mà bạn cần biết

Tuyến tham quan trung tâm quần thể chùa Hương - Hương Tích: Đầu tiên Đền Trình - chùa Thiên Trù - qua động Tiên Sơn - chùa Giải Oan - đền Trần Song - động Hương Tích và cuối cùng du khách sẽ dừng chân ở chùa Hinh Bồng. Đây là hành trình tham quan được nhiều du khách lựa chọn nhất để có thể đi hết được những ngôi chùa chính, quan trọng và thiêng liêng nhất tại chùa Hương.

Tuyến Thanh Sơn - Hương đài có lộ trình như sau: Bạn xuất phát từ chùa Thanh Sơn - động Hương Đài - chùa Vân Động Long Vân - chùa Cây Khế

Tuyến Tuyết Sơn với lộ trình từ đền Trình - chùa Tuyết Sơn - chùa Bảo Đài - động Ngọc Long và điểm dừng chân sau cùng là chùa Cá.

le-hoi-chua-huong-3.jpg
Đông đảo du khách đến khai hội chùa Hương

Lưu ý khi đi du xuân chùa Hương

Lễ hội chùa Hương vừa là điểm đến tâm linh vô cùng thiêng liêng, vừa là nơi có cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, hấp dẫn, có sự kết hợp hài hòa giữa núi cao và nước xanh càng khiến không khí trở nên tươi mát hơn. Để có một hành trình trẩy hội chùa Hương một cách tốt nhất, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

Trang phục

Đền chùa là chốn linh thiêng, khi đến chùa Hương, du khách cần lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo. Ngoài ra, khi tham quan chùa Hương bạn cần đi bộ và leo bậc nhiều, bạn nên chọn cho mình đôi giày phù hợp, thoải mái nhất khi di chuyển.

Chuẩn bị lễ

Để tránh trường hợp bị ép giá tại đây cũng như chuẩn bị đầy đủ các đồ lễ hay sớ cần thiết và có một tinh thần tư thái khi đi chùa, bạn nên chuẩn bị lễ tại nhà để không bị cập rập khi đến chùa.

Chuẩn bị đồ ăn/thức uống

Bạn nên chuẩn bị thêm một chút đồ ăn/thức uống để các thành viên trong đoàn chủ động hơn trong suốt hành trình du xuân ở chùa Hương. Một số đồ ăn uống nên chuẩn bị trước như: nước suối, bánh mì, trái cây, xôi, hoa quả...

Bảo quản đồ dùng cá nhân khi tham quan nơi đông người tại chùa Hương

Du lịch lễ hội không chỉ chùa Hương mang đến một trải nghiệm thú vị cho mỗi người. Tuy nhiên, bạn cần chú ý giữ gìn tốt tài sản cá nhân của mình ở nơi đông người để tránh những trường hợp đáng tiếccó thể xảy ra.

le-hoi-chua-huong-4.jpg
Con đường hành trình về với cõi Phật

Lưu ý khi mua đặc sản, đồ lưu niệm tại lễ hội chùa Hương làm quà tặng

Tại đây có rất nhiều nơi bán quà lưu niệm, đặc sản địa phương có thể mua làm quà cho người thân, bạn bè, nhưng bạn cần phải trả giá trước khi mua tránh bị chủ thương ép giá cao.

Bạn cần kiểm tra vệ sinh và hạn sử dụng của các loại thực phẩm trước khi mua về làm quà.

Ngoài ra, du khách cần lưu ý các cửa hàng thuốc nam được quảng bá vì nguồn gốc của những loại thuốc này thường không rõ ràng.

Nếu di chuyển bằng phương tiện xe máy: bạn sẽ di chuyển từ đường Nguyễn Trãi, đi thẳng đến Hà Đông, đến ngã ba Ba La bạn rẽ trái sang Vân Đình và đi tiếp 40km bạn đến Tế Tiêu rồi sẽ rẽ trái và hỏi đường đến chùa Hương. Một lưu ý vô cùng đặc biệt là bạn cần phải mang đầy đủ giấy tờ và có thể sử dụng Google maps để có thể theo dõi hành trình và di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn.

Ngoài ra còn có một số lễ hội đầu xuân được tổ chức bạn có thể tham khảo:

Lễ hội chợ Viềng

le-hoi-chua-huong-5.jpg
Phiên chợ Viềng tại Nam Định

Phiên chợ Viềng tại Nam Định nổi tiếng trong các lễ hội mùa xuân tại Việt Nam. Đi chợ Viềng người dân mong muốn "mua may bán rủi". Dù không mang nhiều tính thương mại nhưng lại có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cầu may theo quan niệm truyền thống.

Lễ hội diễn ra vào đêm mùng 7, rạng sáng mùng 8 tháng Giêng Âm lịch. Lễ hội thu hút rất đông người dân, khách du lịch tới tham gia. Các mặt hàng tại chợ Viềng hết sức đa dạng, từ đồ ăn cho tới các vật dụng thôn quê quen thuộc như: thúng, đơm, giỏ, đó, đòn gánh, cuốc xẻng… mỗi du khách có thể lựa chọn mua một thứ đồ yêu thích để lấy "may".

Lễ hội Đền vua Mai

Lễ hội Đền vua Mai diễn ra từ ngày mùng 3 đến mùng 5 Tết. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ đến vua Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan. Vị vua này được sinh ra và lớn lên lại xã Đông Liệt (nay đã được đổi tên thành xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Lễ hội vật làng Sình

Lễ hội vật truyền thống làng Sình mang đậm những nét văn hóa đặc sắc của cố đô Huế. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Lễ hội mang đến những trải nghiệm tuyệt vời, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, sự tự tin, lòng dũng cảm đối với thế hệ thanh niên.

Lễ hội Cầu Ngư

le-hoi-chua-huong-6.jpg
Lễ hội Cầu Ngư ở Bình Định

Lễ hội Cầu Ngư còn có tên gọi khác là Lễ hội Cá Ông. Lễ hội được xem là một trong những lễ hội văn hóa đặc trưng của các ngư dân làng chài ven biển Nam Trung Bộ.

Tham dự lễ hội, du khách có thể để ngắm nhìn những bộ trang phục truyền thống cùng phong tục thờ cúng Cá Ông theo truyền thuyết dân gian. Lễ hội sẽ được tổ chức vào tháng Giêng hàng năm với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang.

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu

Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (hội chùa Bà - Bình Dương) bắt đầu từ ngày 13 tháng Giêng và diễn ra trong 3 ngày. Lễ hội mang đậm nét văn hóa độc đáo của vùng Đông Nam Bộ.

Ở lễ hội chùa Bà Thiên Hậu, người dân thường bày bàn cúng trước cửa vào đêm 13 tháng Giêng để chuẩn bị rước Bà vào sáng hôm sau. Dân chúng khắp nơi đổ về thắp hương và cầu mong phúc lộc, bình an.

Lễ hội đền Đức Thánh Trần

Lễ hội đền Đức Thánh Trần là một trong những lễ hội tâm linh lớn nhất của TP Hồ Chí Minh. Lễ hội được diễn ra từ ngày mùng 8 đến ngày 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm.

Lễ hội diễn ra nhằm tri ân công đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đồng thời là dịp để giáo dục truyền thống, lịch sử cho thế hệ thanh niên kế cận tiếp bước.

Bài liên quan
  • Hôm nay, mồng 6 Tết khai hội Lễ hội chùa Hương
    Hôm nay, ngày 27/1 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương Xuân Quý Mão 2023 chính thức khai hội nhưng trước đó, hàng nghìn người đã đổ về Di tích Quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn trước ngày khai hội để đi lễ đầu năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Lễ hội chùa Hương - Những thông tin cần biết khi đi du xuân đầu năm
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.