Chủ động bảo đảm cho các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão

26/03/2019 03:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nhằm chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa bão 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị số 1948/CT-BNN-TCTL về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2019.

Trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, cực đoan; mưa, lũ với cường độ lớn, không theo quy luật thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản và đời sống của nhân dân.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm sẽ xảy ra trong mùa mưa bão năm 2019 trên phạm vi toàn quốc.

Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường công tác đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ 2019. (Ảnh minh họa)

Để chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu:

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập; tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu và các hồ chứa có vùng hạ du là thành phố, thị xã, khu công nghiệp, công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Các địa phương tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn; phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quản lý an toàn công trình thủy lợi.

Cùng với đó, các địa phương cũng tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, xử lý kiên quyết đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt đối với đập, hồ chứa thủy lợi; tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm về chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Các địa phương kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn. Trên cơ sở đó, lập danh mục các công trình hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ mất an toàn và đề xuất kinh phí sửa chữa, khắc phục; sửa chữa ngay các công trình, hạng mục công trình có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa, lũ, tránh để xảy ra sự cố mất an toàn cho công trình và vùng hạ du. Việc quyết định tích nước đối với các đập, hồ chứa nước thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương.

Các đơn vị khai thác công trình thủy lợi củng cố lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn về quản lý, vận hành; thường xuyên theo dõi, kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình. Các đơn vị nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn chuyên dùng và áp dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ điều tiết hồ chứa thủy lợi phục vụ chỉ đạo, vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du.

Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ phải quan trách 4 lần/ngày và tính toán lưu lựng nước đến hồ, dự khả năng gia tăng mực nước hồ để chủ động vận hành hồ chứa chống lũ an toàn.

Đối với các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của Bộ, Bộ trưởng yêu cầu Tổng cục Thủy lợi, phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác, các địa phương và đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để vận hành đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các đập, hồ chứa nước, tham mưu cho Bộ quyết định việc tích nước các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Đề xuất các công trình, hạng mục công trình cần sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn vào kế hoạch trung hạn 2021-2025.

Cục Quản lý xây dựng công trình chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng phương án và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn các công trình đang thi công trong phạm vi quản lý

An Nhiên (T/h)

Bài liên quan
  • Bão có xu hướng hoạt động muộn, nguy cơ xâm nhập mặn ở Nam Trung bộ
    Moitruong.net.vn – Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, mùa bão 2019 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn so với trung bình nhiều năm. Trong khi đó, khu vực ven biển, Bắc và giữa Biển Đông trong nửa cuối tháng 2 đến tháng 3 xuất hiện gió mạnh do hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Chủ động bảo đảm cho các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.