Dấu hiệu thường gặp như giọng khàn, tiếng nhỏ hơn trước, nói hụt hơi hoặc cần gắng sức hơn để nói, đau khô cổ họng hoặc tằng hắng thường xuyên…
Để chăm sóc giọng, cần uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản, nên kê đầu giường cao hơn 30 độ, hạn chế nước uống có ga… Sử dụng các đồ vật tạo âm thanh khi cần gọi lớn tiếng hoặc dùng tin nhắn, viết chữ, cử chi để hỗ trợ giao tiếp. Hạn chế tằng hắng liên tục. Thực hiện động tác nuốt, ngáp khi thấy ngứa trong họng.
Ảnh minh họa.
Tránh các thức uống có caffein hoặc có cồn như rượu bia. Tránh sử dụng giọng quá mức như nói to, la lớn, nhưng cũng tránh nói thì thầm. Nếu tình trạng giọng không cải thiện, liên hệ bác sĩ tai mũi họng, hoặc chuyên viên ngôn ngữ trị liệu để thăm khám.
Người bệnh còn có thể gặp phải các vấn đề về nuốt do một số nguyên nhân trong quá trình điều trị như đặt ống thở, suy nhược cơ thể dẫn đến yếu cơ, khó khăn trong việc nhai hoặc nuốt thức ăn một cách an toàn.
Một số dấu hiệu thường gặp như sặc hoặc họ trong hoặc sau khi nuốt, khó nhai thức ăn, cảm giác mắc kẹt trong cổ họng, đau khi nuốt, khó khăn kiểm soát nước bọt, thức ăn rơi vãi từ mũi hoặc miệng, thể chất kém, dễ mệt mỏi trong suốt bữa ăn, thời gian ăn kéo dài hơn trước…
Để đảm bảo an toàn, chỉ nên ăn hoặc uống ở tư thế ngồi. Đứng hoặc đi lại 30 phút sau khi ăn, đánh răng 2 lần một ngày, dùng nước súc miệng không chứa cồn.
Đừng xao nhãng khi ăn như coi tivi, nói chuyện. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh mệt. Nhai kỹ trước khi nuốt. Có thể nuốt lại 2-3 lần để làm sạch thức ăn trong miệng
Ngưng ăn hoặc uống nếu có dấu hiệu:ho, sặc, nghẹn. Báo bác sĩ hoặc chuyên viên mgôn ngữ trị liệu nếu gặp các dấu hiệu sau: Khó thở khi ăn hoặc sau ăn, sốt, họ dai dẳng; sụt cân đột ngột; tình trạng khó khăn ăn hoặc uống không cải thiện.
Kim Anh