Đà Nẵng cần tổng lực khắc phục hậu quả mưa lũ lịch sử sớm ổn định để phát triển

Gia Hân|20/10/2022 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

“Tôi mong muốn Đà Nẵng không những phải khắc phục hậu quả mưa lũ nhanh mà còn phải phát triển nhanh”- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết và đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 5 tiếp tục có những hỗ trợ kịp thời để giúp TP Đà Nẵng nói riêng, các tỉnh miền Trung sớm khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục lại sản xuât và ổn định đời sống Nhân dân.

Chiều 19/10, Đoàn công tác của Trung ương do Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã có buổi làm việc với Thành uỷ, UBND TP Đà Nẵng về khắc phục thiệt hại do cơn bão số 5 mưa lũ gây ra.

khac-phuc-hau-qua-mua-lu.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.

Báo cáo với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng các thành viên đoàn công tác, đồng chí Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và không khí lạnh, trên địa bàn TP Đà Nẵng từ ngày 13/10 - 15/10 đã có mưa rất to, lượng mưa ở khu vực các quận trung tâm TP từ 400-795,6 mm, đã vượt lượng mưa lịch sử năm 2018. Mưa lớn xảy ra vào đúng thời điểm triều cường nên đã gây ngập diện rộng trên địa bàn 52/56 phường, xã thuộc 8 quận, huyện và hầu hết các tuyến đường đều bị ngập. Tầng hầm một số trụ sở công trình quan trọng của nhà nước, doanh nghiệp và nhà dân ngập từ 0,5 – 1 m, có nơi ngập đến 2 m, tổng số nhà bị ngập gần 70.000 nhà.

Mưa lũ lớn đã gây thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản của người dân và cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn thành phố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất.

Để ứng phó với đợt mưa bão này, toàn TP đã sơ tán, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho hơn 14.000 người (quận Liên Chiểu có 9.500 người; quận Sơn Trà 368 người; quận Thanh Khê 394 người; quận Cẩm Lệ 353 người; huyện Hòa Vang 3.763 người).

Tuy vậy, thống kê do mưa lũ lần này, toàn TP có 4 người chết (3 nam và 1 nữ); có 1 nhà bị sập do sạt lở hồ Hố Dư (thôn Thạch Nham Đông, xã Hòa Nhơn và 28 nhà bị sập một phần (gồm xã Hòa Phong 12 nhà; Hòa Nhơn 10 nhà; Hòa Tiến 1 nhà, Hòa Sơn 4 nhà, Hòa Bắc 1 nhà.

Đa số các hộ dân trên địa bàn bị ngập nước đều hư hỏng các thiết bị dân dụng như: Tivi, tủ lạnh, máy quạt, bàn ghế, giường, tủ,…; nhiều tài sản có giá trị như xe ô tô, xe máy của người dân bị ngập nước, hư hỏng; hư hỏng hàng hóa của tiểu thương trong các chợ, bến xe và hộ buôn bán tạp hóa, thực phẩm, áo quần, vải, rau củ quả,… và hư hỏng máy móc trang thiết bị sản xuất của nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; trường học bị hư hại thiết bị điện tử, dụng cụ dạy học và sổ sách do ngập truong nước; hơn 600 ngôi mộ tại nghĩa trang Hoà Sơn bị vùi lấp do sạt lở….

Về nông nghiệp, có khoảng hơn 74 ha ra màu các loại bị ngập úngl nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại nặng; hơn 60.000 con gia súc gia cầm trôi, chết.

Giao thông là lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố bị sạt lở, hư, hỏng; các vị trí sạt lở nặng như đường Hoàng Sa, đường lên núi Sơn Trà; đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - đoạn gần đường Khải Tây 1, các tuyến đường trên huyện Hòa Vang...

Ngoài ra, toàn thành phố có hơn 2000 xe ô tô và trên 30 ngàn xe máy bị ngập nước; các hộ dân trên địa bàn bị ngập nước bị hư hỏng các thiết điện tử, dân dụng,..

Ước tính đến 14 giờ ngày 18/10/2022, các địa phương, đơn vị đã báo cáo, ước tính thiệt hại do mưa lớn gây ngập lụt, lũ, sạt lở đất trong ngày 14/10 là hơn 1.486 tỷ đồng. Trong đó, huyện Hòa Vang bị thiệt hại 250 tỷ đồng, quận Hải Châu 130 tỷ đồng, quận Liên Chiểu 578 tỷ đồng, quận Cẩm Lệ 180 tỷ đồng, quận Thanh Khê 87 tỷ đồng, quận Sơn Trà 26,2 tỷ đồng, quận Ngũ Hành Sơn 17 tỷ đồng.

Ngay sau khi nước rút, UBND các quận, huyện chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại trên địa bàn do bão số 5 và mưa lớn gây ra, vận động các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức trên địa bàn tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão, lũ; chủ động tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người thân bị nạn; quan tâm hỗ trợ các gia đình khó khăn; chủ động hỗ trợ, tuyệt đối không để người dân thiếu lương thực, thực phẩm.

Ngoài ra, toàn TP có hơn 2000 xe ô tô và trên 30 ngàn xe máy bị ngập nước; các hộ dân trên địa bàn bị ngập nước bị hư hỏng các thiết điện tử, dân dụng,..

Dịp này, UBND TP Đà Nẵng kiến nghị đến Chủ tịch nước và Chính phủ cùng các Bộ, ngành Trung ương 3 nôi dung: Quan tâm hỗ trợ đầu tư 03 dự án gồm: Dự án kiên cố hóa đường Hoàng Sa – khu vực bán đảo Sơn Trà (khái toán kinh phí 500 tỷ); Dự án chống ngập nước khu vực Sân bay Quốc tế Đà Nẵng (khái toán 500 tỷ đồng); Dự án đầu tư, gia cố hệ thống kè dọc tuyến đường ven biển Hoàng Sa – Trường Sa – Võ Nguyên Giáp (khái toán kinh phí 180 tỷ đồng).

Ngoài ra, khu vực miền Trung thường xuyên hứng chịu nhiều gió bão. Khi có bão các cấp chính quyền vận động tuyên truyền ngư dân rời khỏi tàu lên bờ tránh bão, tuy nhiên, do tài sản (tàu + ngư lưới cụ) của ngư dân quá lớn, nên một số chủ tàu không chấp hành, đặc biệt chủ tàu các địa phương bạn vào trú bão tại Âu thuyền Thọ Quang (ở lại trên tàu để trông coi nổ máy, bơm nước, tránh tàu chìm). Vì thế, các cơ quan Trung ương có quy định, hướng dẫn cụ thể vấn đề này.

khac-phuc-hau-qua-mua-lu-1(1).jpg
Quang cảnh tại buổi làm việc

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết: Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo phân công đoàn công tác của Chính phủ trực tiếp đến các địa phương miền Trung để khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Trước đó, qua dự báo của cơ quan chức năng, do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới do bão số 5 suy yếu hình sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên.

Trên thực tế, ngay sau bão số 5 và áp thấp nhiệt đới, tại khu vực Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, Đà Nẵng là trọng tâm mưa lần này và đã gây ngập lụt trên diện rộng toàn Thành phố.

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của các lực lượng công an, quân sự; vai trò phối hợp của Mặt trận, các đoàn thể vào sự tích cực hưởng ứng, đồng thuận của Nhân dân, thiệt hại do mưa lũ tại các tỉnh miền Trung nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng đã giảm thiểu đáng kể.

Nhiều kinh nghiệm, bài học được rút ta từ công tác phòng chống mưa lũ lần này ở miền Trung và TP Đà Nẵng rất đáng được biểu dương, nhân rộng. Trong đó, từ khâu sắp xếp, di dời, bố trí dân cư tại các địa bàn ngập lụt, xung yếu, nguy hiểm đến nơi an toàn; vai trò của cả hệ thống chính trị, nhất là của từng cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, của các lực lượng vũ trang trong việc khẩn cấp có mặt tại khu vực ngập lụt để cứu dân, cứu tài sản một cách kịp thời, đồng bộ; Nhân dân tích cực ủng hộ, tự giác tuân thủ các quy định của chính quyền, ngành chức năng đưa ra… Nhờ đó đã hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhân dân và của Nhà nước.

“Không thể có được kết quả đó nếu như không phát huy được vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các lực lượng có liên quan, sự đồng thuận, tự giác chấp hành chủ trương và kế hoạch, phương án phòng chống mưa lũ do địa phương đưa ra thì đến nay khó có thể lường hết những thiệt hại mà do mưa lũ có thể nói là lịch sử như vừa qua để lại”- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, tính chất, mức độ của mưa lũ lần này rất phức tạp; mưa lớn kéo dài gây ngập lụt trên diện rộng. Xét ở mức độ nguy hiểm của thiên tai lần này với những thiệt hại đến nay các địa phương thống kê được cho thấy mức thiệt hại như vậy là không lớn. Và thiệt hại lần này cũng không bằng những đợt thiên tai trước đây đã xẩy ra. Đây là điều mà miền Trung nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng tiếp tục tổng kết rút kinh nghiệm để phát huy sau này.

Theo Phó Thủ tướng, sắp tới Văn phòng Chính Phủ sẽ có kết luận cụ thể gửi các địa phương để phối hợp xử lý hậu quả của mưa lũ. Tuy nhiên, trước mắt các địa phương phải khẩn trương thống kê thiệt hại trong nhân dân, thiệt hại ở các cơ sở hạ tầng công cộng, nhất là các cơ sở trường học, bệnh viện, giao thông, điện, nước… để báo cáo và phối hợp với các cơ quan Trung ương đưa ra giải pháp khắc phục; đề xuất Chính phủ mức hỗ trợ, sửa chữa, khắc phục.

Riêng đối với các công trình hạ tầng lớn, các địa phương rà soát, đánh giá và có phương án hỗ trợ xử lý khắc phục. Trong đó cần ưu tiên tập trung nước rút tới đâu, xử lý tới đó; phải khôi phục nhanh để ổn định sản xuất và đời sống, sinh hoạt của Nhân dân.

Các địa phương phải tăng cường chủ động triển khai công tác ứng phó hiệu quả; lấy tích cực, chủ động làm phương châm để phòng, chống và khắc phục hậu quả các thiệt hại do thiên tai gây ra.

khac-phuc-hau-qua-mua-lu-2.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng 20 căn nhà cho TP Đà Nẵng khắc phục hậu quả mưa lũ

Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đồng tình với đánh giá của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về vai trò, sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở; sự tích cực tham gia, tự giác chấp hành của Nhân dân; sự tham gia hiệu quả, đồng bộ, kịp thời của các lực lượng chức năng trong công tác lãnh chỉ đạo, phối hợp ứng cứu và xử lý hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung và tại TP Đà Nẵng lần nhà.

Theo Chủ tịch nước, nhiều mô hình, cách làm, các tấm gương không ngại hy sinh gian khổ, sẵn sàng xông pha vào dòng nước lũ cứu dân cần được TP Đà Nẵng, các địa phương tại miền Trung, Quân khu 5 nghiêm túc tổng kết, báo cáo, đề nghị Trung ương tuyên dương, khen thưởng. 

Chia sẻ những mất mát của Nhân dân miền Trung, trong đó có người dân Đà Nẵng về những thiệt hại do mưa lũ lần này, nhất là các gia đình có người bị chết, tài sản bị trôi hoặc ngập nước hư hỏng hoàn toàn, Chủ tịch nước gửi lờ thăm hỏi sâu sắc và mong muốn các gia đình cố gắng vượt qua khó khăn để sớm ổn định cuộc sống, cùng với chính quyền và người dân địa phương làm ăn, góp phần xây dựng TP ngày càng phát triển.

“Tôi mong muốn Đà Nẵng không những phải khắc phục hậu quả mưa lũ nhanh mà còn phải phát triển nhanh”- Chủ tịch nước cho biết và đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Quân khu 5 tiếp tục có những hỗ trợ kịp thời để giúp TP Đà Nẵng nói riêng, các tỉnh miền Trung sớm khắc phục hậu quả mưa lũ, khôi phục lại sản xuât và ổn định đời sống Nhân dân.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành Trung ương đã trao tặng nhiều phần quà giúp Nhân dân và Chính quyền TP Đà Nẵng khắc phục hậu quả mưa lũ. Trong đó Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng 20 căn nhà và 03 thùng quà là các nhu yếu phẩm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi tặng 20 căn nhà; Phó Thủ tưởng Lê Văn Thành trao tặng 10 căn nhà; đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng 300 thùng hàng nhu yếu phẩm và 300 triệu đồng tiền mặt; lãnh đạo Bộ Giám dục và Đào tạo trao tặng 4.000 bộ sách giáo khoa; Tập đoàn điện lực Việt Nam trao tặng 02 tỷ đồng; Điện lực Đà Nẵng ủng hộ 50 triệu đồng.

Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cùng các thành viên Đoàn công tác đã đến thăm các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ tại thôn Thạch Nham Đông, xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang và đến kiểm tra tình hình thực địa sạt lở tại cống thoát nước khu vực Suối Đá, quận Sơn Trà.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng cần tổng lực khắc phục hậu quả mưa lũ lịch sử sớm ổn định để phát triển