Ngày 18.12, UBND Đà Nẵng đã tổ chức buổi Hội thảo về chuyên đề “kinh tế tuần hoàn – Mô hình phát triển bền vững cho doanh nghiệp thành phố Đà Nẵng”.
Chủ đề chính của hội thảo xoay quanh việc xây dựng phát triển kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng với nhiều tham luận được đúc kết từ nghiên cứu, kinh nghiệm của chuyên gia, doanh nghiệp như vai trò của chuyển đổi số trong nền kinh tế tuần hoàn.
Toàn cảnh Hội thảo
Du lịch Đà Nẵng cũng là một ngành cần sớm hướng đến du lịch xanh. Đặc biệt, Đà Nẵng xác định, mô hình kinh tế tuần những bước đi ban đầu cho một tương lai lâu dài của thành phố, bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố…
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhận định trước thách thức tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiêm môi trường ngày một trầm trọng, nhiều quốc gia và khu vực kinh tế trên thế giới đã thay đổi chiến lược phát triển, hướng đến một nền kinh tế bền vững – nền kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn là cần thiết để hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên – năng lượng, ít carbon, vững mạnh và cạnh tranh.
“Mô hình kinh tế tuần hoàn được hiểu là hệ thống kinh tế có tính tái tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi hàng hóa, dịch vụ từ khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng. Từ đó, kéo dài tuổi thọ của nguyên vật liệu, năng lượng trong chuỗi giá trị vòng đời của sản phẩm, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. Ngoài ra, đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của của ngành khác, đồng thời, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu”, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay.
Ngoài ra, đặc tính của kinh tế tuần hoàn là biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của của ngành khác, đồng thời, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu. Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa một phần hoặc toàn bộ chất thải về vùng sản xuất cũ, tái tạo và sử dựng lại. Do đó, việc làm này góp phần giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Hướng đến xây dựng kinh tế tuần hoàn tại TP. Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất Thành phố cần xây dựng lộ trình chi tiết, cụ thể cho quá trình chuyển đổi, trong đó ưu tiên giảm thiểu chất thải nhựa và túi nilon phát thải ra môi trường.
Đồng thời, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn như áp dụng công nghệ sạch, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, xem chất thải phải là nguồn tài nguyên cả về mặt sản xuất và tiêu dùng.
Minh Châu