Đại Lộc (Quảng Nam): Tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường 9 tháng đầu năm 2022

Gia Hân|16/10/2022 18:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thực hiện Công văn số 651-CV/HU ngày 06/9/2022 của Huyện ủy Đại Lộc, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Lộc (Quảng Nam) vừa có báo cáo tình hình công tác 09 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm quý IV.

Kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022

Về công tác kế hoạch sử dụng đất năm 2022 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030: Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã của huyện, do đó, lãnh đạo Phòng đã tập trung chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với các ngành và địa phương lập các hồ sơ, thủ tục theo quy định. Qua đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Đại Lộc tại Quyết định 760/QĐ-UBND ngày 23/3/2022; đồng thời,
đến nay, đã tham mưu UBND huyện trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 theo quy định; phối hợp với các ngành và địa phương lập kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét theo quy định.

Trong 9 tháng đầu năm, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản bằng nhiều hình thức khác nhau; thường xuyên phổ biến, đôn đốc việc thực hiện các văn bản có liên quan về quản lý nhà nước trên lĩnh vực khoáng sản, đồng thời, thông qua các cuộc kiểm tra đã triển khai các văn bản có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản cho các đơn vị có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn biết và triển khai thực hiện.

huyen-dai-loc-1.png
Hoạt động khai thác khoáng sản thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển

Phòng Tài nguyên và Môi trường đã tập trung tham mưu UBND huyện tăng cường trong công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn huyện, ban hành một số văn bản chỉ đạo, điều hành; qua đó, hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản trên địa bàn huyện thực hiện ngày càng ổn định, đảm bảo theo quy định. Tham mưu UBND huyện đề nghị UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, tận thu khoáng sản cho 03 dự án; lập hồ sơ trình UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đấu giá quyền khai thác khoáng sản 02 mỏ đất tại Đại Nghĩa theo quy định. Tính đến nay, trên địa bàn huyện có 10 doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản theo giấy phép được cấp, các doanh nghiệp đang hoạt động khai thác khoáng sản đã lập bản cam kết trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác khoáng sản, cam kết về lắp đặt camera giám sát (dữ liệu đầu ghi lưu trữ phải đảm bảo thời gian ít nhất 45 ngày kể từ khi kiểm tra) và trạm cân, đồng thời, ung cấp đường truyền, dữ liệu cho UBND huyện và cơ quan chức năng và địa phương nơi có mỏ khoáng sản9
.
Công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và quản lý khoánsản sau cấp phép luôn được chú trọng và thực hiện thường xuyên. Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tiến hành 14 cuộc kiểm tra10 đối với 8 doanh nghiệp, đặc biệt khi nắm bắt được thông tin phản ảnh của người dân hay các cơ quan báo chí Phòng đã phối hợp với các ngành và địa phương liên quan nhanh chóng kiểm tra và chấn chỉnh các vi phạm. Qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện các sai phạm, giao lại cho các địa phương xử lý theo quy định và đề nghị báo cáo kết quả xử lý, giải trình vụ việc về UBND huyện được biết, chỉ đạo thực hiện; đồng thời, tham mưu UBND huyện ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đối với 07 trường hợp, tổng số tiền phạt là 293.500.000 đồng11
.
Công tác kiểm tra, giám sát việc đóng cửa các mỏ khoáng sản hết thời hạn khai thác: Trong 9 tháng đầu năm, Phòng TN&MT đã tham gia cùng Đoàn kiểm tra của Sở TN&MT kiểm tra công tác cải tạo, phục hồi môi trường của 08 đơn vị đã hết thời hạn khai thác12
.
Mời các ngành và địa phương liên quan tổ chức bàn giao đất thuê làm bãi tập kết và bến thủy nội địa tại hiện trường cho UBND xã Đại Quang, Đại Hiệp và thị trấn Ái Nghĩa quản lý đối với các vị trí thuê đất của Công ty TNHH Đất Đại, Công ty TNHH Nhuận Phước, Công ty TNHH Phương Đông, Công ty TNHH 18.4 Đại Lộc.

Kiểm tra làm việc, bàn giao diện tích đất hết thời hạn thuê đất khu vực mỏ KS cát, sỏi thôn Thuận Hòa, Đại Thắng của Cty Cổ phần TVXD Tân Phước Yên và khu vực mỏ cát, sỏi thôn Giao Thủy, Đại Hòa của Cty TNHH An Lộc Viên.

Phối hợp cùng Phòng Kinh tế và Hạ tầng góp ý dự thảo Phương án thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh Quảng Nam gđ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Kiểm tra thực địa việc xin hoạt động khai thác khoáng sản than đá tại mỏ than An Điềm của Công ty CP Tập Đoàn khoáng sản 6666 và khai thác đá tại dự án Thủy điện An Điềm giai đoạn 2 tại xã Đại Hưng.

Mời các Doanh nghiệp và địa phương họp đánh giá công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp trong 7 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian đến.

Về tham mưu triển khai hoạt động hưởng ứng ngày lễ về môi trường: Phòng TN&MT tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng các ngày chủ điểm về môi trường, đa dạng sinh học; qua đó, các địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng sôi nổi bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Phòng TN&MT đã phối hợp đơn vị có chức năng và UBND các xã thị trấn tiến hành
khảo sát, sửa chữa 07 pano tuyên truyền về môi trường trên địa bàn các xã.

Về công tác quản lý chất thải rắn: Phòng Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Phương án quản lý chất thải rắn và phối hợp với Công ty Môi trường đô thị Quảng Nam trong việc thu gom rác thải trên địa bàn, không để tình trạng ứ đọng rác xảy ra. Phối hợp các ngành có liên quan và UBND xã Đại Hiệp thường xuyên giám sát việc chấp hành công tác bảo vệ môi trường sau khi đóng cửa Khu chứa và xử lý rác Đại Hiệp; theo dõi, đôn đốc Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam đi vào vận hành chính thức theo tiến độ. Đồng thời, làm việc với UBND 18 xã, thị trấn và Công ty cổ phần MTĐT Quảng Nam, Công ty cổ phần Môi trường Huy Hoàng Eco bàn về Quy chế giao nhận rác, tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đại Lộc năm 2022
và Phương án giao nhiệm vụ UBND các xã, thị trấn theo dõi, giám sát khối lượng rác thải phát sinh tại địa bàn quản lý, làm cơ sở nghiệm thu khối lượng rác thải phát sinh khi ký kết hợp đồng xử lý với Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam.

Ngoài ra, Phòng TN&MT phối hợp với đơn vị có chức năng tiến hành thu gom rác thải nguy hại đồng ruộng đợt 01 và đợt 02 năm 2022; hợp đồng với Công ty Cổ phần MTĐT Quảng Nam thực hiện tua quét rác trên địa bàn nội thị thị trấn Ái Nghĩa.

Về công tác thẩm định hồ sơ môi trường: Phòng đã tiếp nhận 02 hồ sơ13 đề nghị cấp Giấy phép môi trường, đến nay đã tham mưu UBND huyện cấp Giấy phép môi trường cho Dự án sản xuất dược phẩm (dịch truyền các loại) tại CCN Đại Nghĩa 2 do Công ty TNHH AC&T làm chủ đầu tư ; đã khảo sát thực tế và họp Tổ thẩm định, đang chờ chủ dự án chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hồ sơ đối với Dự án Phân xưởng may Phước Lộc tại CCN Đại Nghĩa 2 do Công ty cổ phần Phước Kỳ Nam làm chủ đầu tư. Ngoài ra, tham gia họp Hội đồng thẩm định cấp Giấy phép môi trường dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam do Sở TN&MT tỉnh chủ trì. Tham gia tổ thẩm tra đăng ký các sản phẩm OCOP năm 2022 trên địa bàn huyện.

Về công tác triển khai thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới: Tham gia thẩm tra tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao tại xã Đại Quang; thẩm định phương án xây dựng “Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu” thôn Phiếm Ái 1, Phiếm Ái 2, xã Đại Nghĩa và thôn Mỹ Phước, xã Đại Phong.

Về kết quả tiếp nhận, xử lý đơn thư liên quan đến lĩnh vực môi trường: Mặc dù, Phòng không nhận được đơn thư phản ánh về vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng qua thông tin phản ảnh từ nhân dân và địa phương về tình hình cá chết trên mương cánh đồng Rộc Lác (thị trấn Ái Nghĩa), Phòng đã tham mưu UBND huyện phối hợp với địa phương tổ chức kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cụ thể nhằm ổn định tâm lý, tư tưởng của người dân. Đồng thời, phối hợp với UBDN thị trấn Ái Nghĩa kiểm tra phản ánh của nhân dân sống gần Trạm xử lý nước thải sinh hoạt khu đô thị Nam thị trấn Ái Nghĩa về vấn đề mùi hôi từ quá trình xử lý của Trạm.

Về công tác kiểm tra môi trường, tài nguyên nước tại các cơ sở sản xuất kinh doanh: Tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 23/3/2022 và Quyết định số 246/QĐ-UBND ngày 25/3/2022 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, đến nay, đã tổ chức kiểm tra 13/30 cơ sở theo kế hoạch14 và có thông báo kết quả kiểm tra đến các đơn vị này; đồng thời, tham mưu UBND huyện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với HTX NN Trúc Hà với số tiền 6 triệu đồng và Công ty TNHH May Phú Tường với số tiền 45 triệu đồng.

Về lĩnh vực tài nguyên nước: Tham gia cùng Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra thực địa công trình khai thác nước mặt tại xã Đại Phong do Công ty cổ phần sản xuất Ethanol Quảng Nam làm chủ đầu tư.

huyen-dai-loc.png
Chính quyền huyện Đại Lộc khẳng định thực hiện hiệu quả các nội dung nhằm đáp ứng mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ môi trường

Những hạn chế, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành tài nguyên và môi trường huyện Đại Lộc còn một số vấn đề tồn tại Việc giải quyết hồ sơ đất đai cho người dân, vẫn còn một số trường hợp

Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản đôi lúc đôi nơi chưa chấp hành tốt các quy định pháp luật; tranh thủ khi không có lực lượng chức năng để thực hiện một số hành vi vi phạm pháp luật.

Số lượng công chức quản lý khoáng sản ít, các thiết bị phục vụ chuyên môn còn thiếu nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Mặt khác, các cơ quan phối hợp và UBND các xã, thị trấn chưa phát huy hết vai trò phân cấp quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, thiếu kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm, còn đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao16

Một số địa phương còn nợ đọng kinh phí thu gom rác thải, hoặc chậm thanh toán cho Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam để kéo dài. Hiện nay, đội ngũ công chức làm công tác BVMT, nhất là cấp xã còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Việc thu phí thu gom rác thải trong nhân dân gặp khó khăn, trong khi đó UBND tỉnh thường xuyên thay đổi, tăng mức thu phí nên càng gây khó khăn cho việc thu phí của các địa phương (tăng đơn giá thu gom và vận chuyển theo Quyết định 22 từ 186.400 lên 239.700 đồng/m3).

Nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV năm 2022

Từ đó, ngành tài nguyên môi trường huyện Đại lộc xác định một số nhiệm vụ trọng tâm của những tháng cuối năm 2022

Lĩnh vực khoáng sản

Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện nghiêm các văn bản có liên quan đến lĩnh vực khoảng sản của cấp trên. Tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện nghiêm Quy chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong việc quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường.

Chủ động, phối hợp với Đoàn Kiểm tra liên ngành, các ban ngành và địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, hoạt động bến, bãi trên địa bàn huyện theo kế hoạch và đột xuất; đồng thời, đẩy mạnh các giải pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác. Kiên quyết xử lý nghiêm nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp.

Tham mưu UBND huyện phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện giai đoạn 2022-2025; đồng thời, tham mưu tổ chức đấu giá Quyền khai thác khoáng sản đất san lấp (02 vị trí mỏ) trên địa bàn huyện sau khi được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.

Giám sát chặt chẽ các hoạt động thăm dò trữ lượng các mỏ khoáng sản được cấp phép.

Hướng dẫn lập thủ tục, tổ chức kiểm tra đóng cửa mỏ, giám sát việc cải tạo, phục hồi môi trường, đất đai đối với các mỏ khoáng sản theo Đề án và thông báo kết luận của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường.

Lĩnh vực môi trường

Phối hợp với các ngành và địa phương tiếp tục kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, chế biến còn lại theo kế hoạch, tham mưu UBND huyện xử lý những trường hợp vi phạm (nếu có).

Tiếp tục theo dõi công tác môi trường nhằm nâng cao chất lượng môi trường khu dân cư; kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện tiêu chí 17 về môi trường tại các xã xây dựng nông thôn mới, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Tiếp tục giám sát, kiểm tra tình hình chấp hành công tác bảo vệ môi
trường ở một số doanh nghiệp, đặc biệt đối với những nhà máy có sự phản ánh của Nhân dân; phối hợp đơn vị quan trắc tiến hành thu mẫu môi trường tại 04 nhà máy thường xuyên có nguy cơ ô nhiễm, so sánh quy chuẩn môi trường hiện hành, tổng hợp hồ sơ thanh tra, kiểm tra và tham mưu đề xuất xử lý theo quy định.

Tiếp tục theo dõi, giám sát việc đóng cửa Khu chứa và xử lý rác thải Đại Hiệp; phối hợp với các địa phương, đơn vị giám sát trong việc thực hiện hợp đồng xử lý rác thải sinh hoạt trên địa huyện với Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Bắc Quảng Nam, kịp thời tham mưu đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Phối hợp bộ phận khoáng sản kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, hoàn thành đóng cửa một số mỏ khoáng sản đã hết Giấy phép khai thác theo quy định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đại Lộc (Quảng Nam): Tổng kết công tác quản lý tài nguyên và môi trường 9 tháng đầu năm 2022
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.