(Moitruong.net.vn) – Nhiều đơn vị khai thác cát dưới lòng sông Krông Ana thuộc huyện Krôngbông và Cư Kuin (Đăk Lăk) đang có biểu hiện khai thác cát ra khỏi ranh giới được cấp phép. Còn ở trên bờ, các bến bãi tập kết cát sỏi trái phép mọc tràn lan. Sự việc trên được người dân bức xúc, tố cáo đến nhiều cơ quan chức năng, nhưng sự việc vẫn trôi vào im lặng. Tại sao doanh nghiệp khai thác và tập kết bến bãi hoạt động trái phép như vậy mà các cơ quan chức năng của huyện Krôngbông và Cư Kuin không vào cuộc xử lý, phải chăng đang có thế lực nào đứng ra “bao che” cho hành động sai trái này?
Bãi tập kết và khai thác cát gần ngay chân cầu Giang Sơn
UBND huyện Cư Kuin không hợp tác với báo chí?
Theo đó, ngày 8/8/2017 PV đã đến làm việc tại phòng TNMT huyện Cư kuin như đã hẹn trước đó, nhưng lãnh đạo phòng này đều viện lí do bận họp, mãi tới hơn 11h PV được gặp ông Văn Tiến Sỹ, Phó phòng TNMT, ông này chỉ cung cấp cho phóng viên 02 bản quyết định của UBND tỉnh về việc hai doanh nghiệp khai thác cát là HTX Giang sơn và DNTN Hưng Vũ, còn mọi thông tin vị lãnh đạo này không cung cấp gì thêm, ông Sỹ “sang miệng” xuống địa bàn xã mà hỏi hoặc đến các cơ quan liên quan để làm việc còn phòng TN&MT huyện chỉ cung cấp các hợp đồng. Như vậy, xét đến cùng UBND huyện Cư Kuin hoàn toàn không muốn cung cấp những thông tin liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh, tập kết cát trên địa bàn mình quản lí, rõ ràng trọng vụ việc này có phần “nhúng tay” của cơ quan chức năng?
Ông Nguyễn Tứ Việt CVP huyện Cư Kuin đang trao đổi với PV Moitruong.net.vn
Sử dụng trái phép đất nông nghiệp để là bến bãi tập kết cát
Tiếp tục tìm hiểu thông tin tại Huyện Krông Bông, PV được ông Văn Phú Hồng trưởng phòng TNMT huyện, cung cấp thông tin về các doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn huyện. Theo ông Hồng cho biết, huyện quản lý một doanh nghiệp cát, DNTN Hưng Vũ có giấy phép kinh doanh số 1248 của UBND tỉnh cấp, khối lượng được khai thác hơn 1 triệu khối cát và thời hạn khai thác là 19 năm.
Về vấn đề tập kết bến bãi và việc khai thác cát huyện cũng đã đề xuất và có ý kiến rất nhiều, yêu cầu các bến bãi này phải chuyển dời đi vị trí khác, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin phản hồi từ cấp trên, huyện cũng lập đoàn kiểm tra nhưng đâu lại vào đó. Ông Hồng cho biết, đơn vị khai thác cát Hưng Vũ đã từng bị xử phạt số tiền 32 triệu vào ngày 19/5/2016 (QD 974/UBNDH) về việc khai thác cát vào sát đất của người dân gây sạt lở nghiêm trọng.
Cũng trong buổi làm việc ông Hồng cho biết thêm, hiện tại ngoài công ty Hưng Vũ ra còn có đơn vị HTX Nam Sơn khai thác, điều đáng nói là đơn vị này hoàn toàn “chưa được cấp phép” hoạt động và khẳng định rằng đơn vị này đang hoạt động chui suốt nhiều tháng.
Theo số liệu PV ghi nhận, tổng diện tích bãi tập kết cát của các đơn vị này là: HTX Nam Sơn 32,683,8 m2, đơn vị Hưng Vũ là 10,042 m2, trên thực tế bãi tập kết này còn lớn hơn rất nhiều. Điều đáng nói là công ty Hưng Vũ đăng kí sử dụng đất đúng mục đích chỉ 1.000 m2, còn đơn vị HTX Nam Sơn thì hoàn toàn chưa đăng kí, theo quy định của UBND tỉnh thì không được chuyển nhượng đất nông nghiệp vào mục đích sử dụng, vậy mà hai đơn vị này có diện tích bến bãi trái quy định là rất lớn, vậy diện tích đất lấy đâu ra? Cũng vấn đề này PV đã có buổi tiếp xúc với một số hộ dân ở Thôn 4, xã Zang Reh (Krông Bông) Anh H cho biết: ở đây họ bán lại đất nông nghiệp theo giấy viết tay họ thỏa thuận với nhau, không qua chính quyền.
Chị CH cũng cho biết họ bán cho doanh nghiệp cát đất nông nghiệp để làm bãi tập kết cát, còn số tiền bao nhiêu thì chị này không tiết lộ.
PV làm việc với ông Trần Văn Đước, cán bộ địa chính xã Zang Reh (Krông Bông)
Như vậy, chỉ tính các đơn vị đóng trên địa bàn huyện Krông Bông mà đã sai phạm như thế thì các đơn vị tại Cư Kuin thì thế nào? Dư luận đật câu hỏi các doanh nghiệp này có bàn tay che chở của một thế lực hùng mạnh, bất chấp các quy định nhà nước đặt ra. Cũng vấn đề này PV có buổi làm việc với UBND xã Zang Reh, đại diện là ông Trần Văn Đước địa chính xã, ông Đước cho biết: các đơn vị này ngang nhiên mua lại đất sản xuất nông nghiệp của người dân để làm bến bãi tập kết và xã cũng đã kiểm tra xử lí vi phạm với số tiền 5 triệu đồng vào năm 2016 nhưng sau đó đâu lại vào đấy, xã cũng bất lực.
PV tiếp tục tiếp cận bãi tập kết cát và ghi nhận được: Thứ nhất các bãi tập kết cát sát mép sông không đúng tiêu chí, cát phải cách bờ sông 5m, dọc bờ sông không có phao tín hiệu theo tiêu chí quy định, điều này gây nguy hiểm đến tính mạng người dân, và một sai phạm đặc biệt nghiêm trọng hơn đó là các đơn vị tập kết, kinh doanh cát phía địa bàn huyện Cư Kuin mở một con đường vận chuyển cát ngay sát bờ sông, phía dưới mố cầu thứ nhất nối liền con đường cát thông từ trái qua phải, mỗi khi xe qua lại cây cầu lại rung chuyển vậy vấn đề sập lún chân cầu không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra, nhưng điều đáng nói chính quyền sở tại và các cơ quan liên quan lại hoàn toàn làm ngơ?
Moitruong.net.vn tiếp tục mở rộng điều tra và cung cấp các thông tin về những sai phạm tiếp theo của các doanh nghiệp cát tại chân cầu Giang Sơn.
Trần Thọ