Đắk Nông: Phát hiện gần 2ha rừng sản xuất bị cắt trắng, thiệt hại 100%

Hoàng Thơ |02/11/2024 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông vừa xảy ra một vụ phá rừng quy mô lớn. Tại hiện trường, các đối tượng đã cắt trắng 2ha rừng rồi gom dọn, đánh luống, chia thửa với mục đích trồng cây nông nghiệp khác.

Ngày 1/11, một lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông xác nhận, trên địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) vừa xảy ra một vụ phá rừng quy mô lớn, mức thiệt hại thiệt hại 100%.

rung-bi-pha.jpg
Gần 2ha rừng sản xuất ở Đắk Nông bị cắt trắng, thiệt hại 100%

Theo thông tin ban đầu, ngày 24/10, trong quá trình tuần tra, lực lượng kiểm lâm địa bàn xã Quảng Sơn phát hiện gần 2ha rừng thường xanh nghèo bị cắt trắng, thiệt hại 100%.

Tại hiện trường, nhiều cây rừng, lồ ô bị cắt trụi, lá còn xanh, thân còn tươi, các loại cây lồ ô đang có hiện tượng héo dần.

Diện tích rừng bị phá cách khu dân cư khoảng 5 km, các đối tượng cũng đã san ủi đường sá phục vụ cho quá trình đi lại, các phương tiện có thể đi lên tận nơi. Một số diện tích bên cạnh hiện trường đã được đánh luống, tạo tam cấp, chia thửa với mục đích trồng cây nông nghiệp khác…

than-cay-go.jpg
Các cây thân gỗ bị chặt hạ lá còn xanh, thân còn tươi.

Theo đó, diện tích rừng bị phá thuộc lô 21, 28, 29 khoảnh 8 Tiểu khu 1679. Theo Bản đồ kèm Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 30/01/2024 của UBND huyện Đắk Glong, về việc phê duyệt số liệu diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn huyện Đắk Glong có đến ngày 31/12/2023, thì diện tích này thuộc quy hoạch rừng sản xuất, hiện trạng rừng thường xanh nghèo.

Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông chỉ đạo lực lượng kiểm lâm nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ chuyển sang Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk G'long để điều tra làm rõ.

Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông cũng đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông chỉ đạo Công an huyện Đắk G'long phối hợp, hỗ trợ Hạt kiểm lâm liên huyện Đắk G'long - Gia Nghĩa trong công tác thiết lập hồ sơ ban đầu, đẩy nhanh tiến độ điều tra vụ việc khi lực lượng kiểm lâm bàn giao hồ sơ.

Ảnh hưởng của việc phá rừng đối với môi trường

1. Mất cân bằng khí hậu và biến đổi khí hậu

Khi một khu rừng bị chặt phá, độ ẩm giảm xuống và làm cho các cây còn lại bị khô. Việc rừng mưa nhiệt đới bị khô kiệt làm gia tăng thiệt hại do hỏa hoạn phá hủy rừng nhanh chóng và gây hại cho động vật hoang dã cũng như con người. Ngoài ra, sự mất mát của cây cối cho phép lũ lụt , xói mòn đất , sa mạc hóa và nhiệt độ cao hơn xảy ra nhanh hơn và theo cấp số nhân.

2. Sự nóng lên toàn cầu

Cây cối đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự nóng lên toàn cầu. Cây xanh giúp giảm thiểu các khí nhà kính, khôi phục sự cân bằng trong khí quyển. Với nạn phá rừng liên tục, tỷ lệ khí nhà kính trong khí quyển đã tăng lên, làm tăng thêm thảm họa nóng lên toàn cầu của chúng ta.

3. Tăng phát thải khí nhà kính

Rừng giúp giảm thiểu khí carbon dioxide và các khí thải nhà kính độc hại khác. Tuy nhiên, một khi chúng bị cắt, đốt hoặc loại bỏ, chúng sẽ trở thành nguồn carbon. Người ta ước tính rằng phá rừng là nguyên nhân gây ra khoảng 20% ​​lượng khí thải nhà kính, và do phá rừng nhiệt đới, 1,5 tỷ tấn carbon thải ra mỗi năm trong khí quyển.

4. Xói mòn đất

Không có cây cối, xói mòn thường xảy ra và cuốn đất ra sông suối gần đó. Rừng đóng vai trò là nhà máy lọc nước của thiên nhiên. Xói mòn đất làm cho đất tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm ngấm vào nguồn cung cấp nước, làm hỏng chất lượng nước uống của con người.

5. Lũ lụt

Khi trời mưa, cây cối hấp thụ và tích trữ một lượng lớn nước nhờ sự hỗ trợ của rễ cây. Khi chúng bị chặt, dòng chảy của nước bị gián đoạn và đất mất khả năng giữ nước. Nó dẫn đến lũ lụt ở một số khu vực và hạn hán ở những khu vực khác.

6. Tăng tính axit trong đại dương

Mức độ gia tăng của carbon dioxide trong khí quyển do phá rừng và đốt nhiên liệu hóa thạch làm cho các đại dương của chúng ta có tính axit hơn. Kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, các bãi biển đã có tính axit cao hơn 30%, khiến các loài sinh vật đại dương và hệ sinh thái có nguy cơ cực kỳ nghiêm trọng.

7. Mất đa dạng sinh học

Phá rừng dẫn đến mất đa dạng sinh học rất lớn . Khoảng 80% đa dạng sinh học toàn cầu nằm trong các khu rừng mưa nhiệt đới. Rừng không chỉ cung cấp môi trường sống cho động vật hoang dã mà còn thúc đẩy bảo tồn dược liệu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đắk Nông: Phát hiện gần 2ha rừng sản xuất bị cắt trắng, thiệt hại 100%
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.