Cần Thơ: Kỳ tích trồng thanh long trong nước mặn

Minh Anh (t/h)|05/02/2020 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ông Mai Lam Phương ở Cà Mau qua quá trình tự nghiên cứu gian nan, đã nhận lại thành quả là những trái thanh long ngon, ngọt được trồng trong nước mặn.

Cà Mau với những cánh rừng đước, mắm bạt ngàn nhưng sự phát triển nhanh của con tôm khiến cho việc lựa chọn cách sản xuất phù hợp để cây rừng vẫn phủ xanh trên những vuông tôm đang gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây, ông Mai Lam Phương ở thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước tìm cách cho cây thanh long sống ký sinh trên thân cây mắm mang lại kết quả thật bất ngờ. Qua quá trình tự nghiên cứu gian nan, đã nhận lại thành quả là những trái thanh long ngon, ngọt được trồng trong nước mặn.

Ông Phương hưởng thành quả từ những trái thanh long thơm ngọt trồng trong nước mặn.

Theo ông Phương muốn trồng thanh long trong nước mặn đạt hiệu quả, phải biết sức chịu đựng của thanh long. Quá trình thử nghiệm cho thấy, khi thủy triều lên xuống, cây thanh long mới xuống giống phát triển bình thường nhưng nếu ngập liên tục thì chỉ chịu được 6 ngày; nếu để lâu, bộ rễ bị hư, cây không phát triển và chết dần. Khi bộ rễ đã bám lên cây mắm rồi thì nước ngập vẫn bình thường vì thanh long lấy chất dinh dưỡng từ thân cây mắm.

Từ thực tế trong đời sống cư dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau cho thấy, cây mắm tuy không thuộc loại gỗ có chất lượng cao nhưng có thể dùng thay thế cho các loại gỗ khác để làm củi đốt, cất nhà…. Vài nơi người dân còn dùng lá mắm để hong đuổi muỗi và làm phân xanh bón cây. Ở nhiều vuông tôm, bà con còn tận dụng cành, lá cây mắm để cải tạo nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Có nơi, người dân còn phơi khô lá mắm, nghiền nát làm thức ăn cho heo, gà, vịt.

Còn với ông Phương, thành công từ quá trình hơn 10 năm nghiên cứu, trước mắt giúp gia đình ông có thêm nguồn thu nhập cải thiện kinh tế gia đình. Đầu năm 2019, ông đã trồng thanh long trên toàn bộ diện tích vuông tôm rộng hơn 1ha của gia đình với số lượng lên đến hàng ngàn gốc. Những cây thanh long này đang vươn những đọt non xanh, ôm thân cây mắm vươn cao cho thấy sức sống mãnh liệt của loài cây ăn trái đặc sản này khi được khai phá tiềm năng. Đó không chỉ phần nào khẳng định sự sáng tạo của ông Phương mà còn giúp ông định hình một mô hình kinh tế khá bền vững; đồng thời, góp phần gợi mở hướng mới để giúp hài hòa giữa làm kinh tế và trồng cũng như giữ rừng.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Cần Thơ: Kỳ tích trồng thanh long trong nước mặn