Cụ thể, đến ngày 28.12, cả nước có 3 tỉnh hết dịch tả lợn châu Phi là Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình khi đã 30 ngày không có lợn chết hay xuất hiện các ổ dịch.
Ngoài ra, 25 tỉnh, TP khác cũng ghi nhận có trên 85% số xã đã qua 30 ngày không xuất hiện thêm các ổ dịch, gồm: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hải Phòng, An Giang, Cần Thơ, Gia Lai, Bình Phước, TP.HCM, Thái Nguyên, Đồng Nai, Bình Dương, Hậu Giang, Tây Ninh, Hà Nội, Long An, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Vĩnh Long, Bạc Liêu và Đồng Tháp.
Cho tới thời điểm hiện tại, có một số địa phương đã chỉ đạo nuôi tán đàn có kết quả tốt.
Thống kê đến ngày 24.12, dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 8.532 xã, thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, TP khiến trên 5,9 triệu con lợn bị tiêu hủy với tổng trọng lượng khoảng 341.000 tấn, chiếm 9% tổng trọng lượng đàn lợn cả nước. Do ảnh hưởng của dịch, sản lượng thịt lợn trong năm 2019 chỉ đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018.
Cho tới thời điểm hiện tại, có một số địa phương đã chỉ đạo nuôi tán đàn có kết quả tốt như: Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Giang…; dự kiến tới tháng 1 sẽ có sản phẩm tái đàn.
Trong thời gian tới, theo nhận định của Cục Thú y, bên cạnh yếu tố thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển thì việc tăng đàn vật nuôi, vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật cũng khiến nguy cơ dịch bệnh xảy ra phạm vi rộng là rất cao.
Do đó, các địa phương cần chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch; rà soát và đề xuất về cơ chế, chính sách đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống dịch.
Mai Anh (t/h)