Môi trường - Tài nguyên

Đồng Nai: Khẩn trương khắc phục hậu quả sau khi vùng ngập lụt rút nước

Thu Phương 30/10/2024 15:49

Các khu vực ngập nước trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai rút hết nước, người dân nơi đây đang tập trung dọn dẹp để sớm trở lại sinh hoạt bình thường.

Theo báo cáo của UBND phường Phước Tân (TP. Biên Hòa), có hơn 300 hộ dân ở khu phố Miễu, Tân Lập và Tân Cang ngập nước. Trong đó, khoảng 100 hộ dân bị cô lập không thể tiếp cận được do mực nước dâng quá cao và chảy xiết. Nhiều nơi ngập sâu từ 1,2-1,7m nước.

Mặc dù không gây thiệt hại về người nhưng đợt ngập lụt lần này gây thiệt hại về tài sản, làm hư hỏng, cuốn trôi nhiều thiết bị, phương tiện. Bước đầu, cơ quan chức năng thống kê thiệt hại là khoảng hơn 600 triệu đồng.

thay_co_phuoc_tan_1.jpg
Khẩn trương dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau khi vùng ngập lụt rút nước

Đài Khí tượng Thủy văn Đồng Nai thông tin, từ đêm hôm trước đến rạng sáng 28/10, các địa phương dọc sông Buông và lân cận có mưa to đến rất to. Đặc biệt, ở thượng nguồn sông Buông ghi nhận lượng mưa rất lớn như trạm Hàng Gòn (TP. Long Khánh) đạt 148mm, Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ) đạt 66mm, Lộ 25 (Thống Nhất) đạt 111mm…

Do ảnh hưởng của việc ngập lụt, ngày 29/10, hơn 2.600 học sinh của trường THCS Phước Tân 1 phải nghỉ học vì nước ngập tràn vào trường từ 60cm đến 80cm. Trong đêm 29/10, các thầy cô trường THCS Phước Tân 1 tập trung phương tiện, nhân sự dọn dẹp khi nước rút. Đến sáng 30/10, học sinh quay trở lại học tập bình thường.

Cũng trong sáng 30/10, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. Biên Hòa đi kiểm tra công tác khắc phục sau ngập lụt trên địa bàn phường Phước Tân. Lãnh đạo TP. Biên Hòa yêu cầu chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tiếp tục huy động lực lượng giúp đỡ người dân sớm ổn định cuộc sống.

Trong đó, tập trung hỗ trợ người dân vệ sinh môi trường, phun xịt khử trùng diện rộng tránh để phát sinh dịch bệnh sau lũ, kiểm tra, đấu nối lại hệ thống điện an toàn cho người dân nếu phát hiện có dấu hiệu rò rỉ.

Bài liên quan
  • Tín chỉ carbon rừng tại Việt Nam Bài 1: Những lợi thế phát triển
    Việt Nam có lợi thế rất lớn với trữ lượng rừng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược cắt giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hóa cam kết Net-Zero, thông qua việc xây dựng các dự án tín chỉ carbon. Cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, Việt Nam đang dần hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm đáp ứng các điều kiện để kinh doanh tín chỉ carbon rừng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Đồng Nai: Khẩn trương khắc phục hậu quả sau khi vùng ngập lụt rút nước
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.