Dự báo xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần

Minh Châu|11/05/2024 10:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Theo dự báo, từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn tại khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 11 đến 20/5, khu vực miền Tây Nam Bộ phổ biến ít mưa; xen kẽ có ngày xuất hiện mưa rào và dông rải rác vào chiều tối và đêm, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh. Từ sau ngày 15/5 nền nhiệt có xu hướng giảm dần, đồng thời nắng nóng sẽ giảm dần về cường độ.

Trong thời kỳ dự báo, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,4m, tại Châu Đốc 1,65m, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 0,25-0,3m.

xam-nhap-man.jpg
Ảnh minh họa.

Từ ngày 11-20/5, mực nước trạm Vũng Tàu dao động ở mức trung bình và có xu hướng giảm dần, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động trong khoảng 3,5-3,8m, thời gian xuất hiện đỉnh triều chủ yếu diễn ra vào khoảng 3 đến 6 giờ và 12 đến 15 giờ hằng ngày.

Dự báo, từ ngày 11-20/5, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần. Riêng trên các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn, Cái Bé xâm nhập mặn duy trì ở mức cao đến giữa tháng 5, sau đó giảm dần. Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Trước tình hình trên, các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất. Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần phải lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Dự báo xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.