[Góc nhìn tuần qua]: Khó khăn trong việc dự báo thiên tai

Ban Biên tập Moitruong.net.vn|28/09/2024 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cảnh báo sớm thiên tai và khoanh vùng nguy cơ cho các địa phương (hiện năng lực cảnh báo các loại hình thiên tai nguy hiểm như mưa lớn diện rộng trước 2 - 3 ngày với độ chính xác lên đến 75%) song trước hai loại hình thiên tai nguy hiểm, có tính bất ngờ và thường để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản như lũ quét và sạt lở đất thì việc dự báo thiên tai vẫn là một bài toán khó chinh phục.

VIDEO: Góc nhìn tuần qua: Khó khăn trong việc dự báo thiên tai

Các hình thái thời tiết cực đoan ngày càng diễn biến khó lường dẫn đến khả năng dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất gặp nhiều khó khăn. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới cũng chỉ có thể dự báo, cảnh báo sớm trong thời gian rất ngắn. Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc cảnh báo sớm thiên tai và khoanh vùng nguy cơ cho các địa phương (hiện năng lực cảnh báo các loại hình thiên tai nguy hiểm như mưa lớn diện rộng trước 2 - 3 ngày với độ chính xác lên đến 75%) song trước hai loại hình thiên tai nguy hiểm, có tính bất ngờ và thường để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản như lũ quét và sạt lở đất thì việc dự báo thiên tai vẫn là một bài toán khó chinh phục.

Theo Tổ chức khí tượng thế giới, Châu Á là khu vực phải đối mặt với nhiều thảm họa thiên nhiên hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Việt Nam hiện có 3.000 trạm quan trắc đo lượng mưa, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng. Để kịp thời ứng phó với các tình huống thiên tai, hiện hầu hết các bản tin dự báo bão đã được phát sớm đến 3 ngày và cảnh báo sớm đến 5 ngày. Việc dự báo tin áp thấp nhiệt đới cũng được nâng lên đến 2 ngày và cảnh báo đến 3 ngày,…tuy nhiên, nhiều sự cố thiên tai vẫn nằm ngoài khả năng cảnh báo, gây hậu quả nặng nề về người và tài sản.

Năm 2023, Việt Nam xảy ra 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình), đặc biệt là mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét, lũ, ngập lụt trên diện rộng. Tháng 10 năm 2023, Thủ tướng đã phê duyệt Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du. Đến nay, bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét ở nhiều tỉnh đã hoàn thành tuy nhiên, chỉ mỗi bản đồ thì chưa đủ mà phải có những giải pháp lâu dài.

Đợt thiên tai khốc liệt vừa rồi cho thấy mặc dù chúng ta đã có nhiều bài học và đúc rút kinh nghiệm nhưng nhiều địa phương vẫn còn khá bị động trong việc cảnh báo, ứng phó, khắc phục thiên tai, vẫn để xảy ra nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Để thấy công tác cảnh báo, chủ động phòng chống thiên tai, thích ứng và khắc phục hậu quả sau lũ quét, sạt lở đất vẫn luôn cần đặt lên hàng đầu để mỗi người dân tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ bản thân, gia đình trước những diễn biến bất thường của hàng hoạt các hiện tượng nguy hiểm của tự nhiên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
[Góc nhìn tuần qua]: Khó khăn trong việc dự báo thiên tai