Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lớn

Hoàng Bằng|12/08/2023 08:24

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là quận có nhiều địa danh quan trọng và nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị như cầu Thê Húc hồ Gươm, nhà hát Lớn, nhà tù Hỏa Lò, nhà thờ lớn, tượng đài Lý Thái Tổ…

VIDEO: Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lớn
W_hoan-kiem-1.jpg
Quận Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội), là đơn vị cấp quận duy nhất của Hà Nội và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sáp nhập. Với diện tích tự nhiên khoảng 5,29 km2 nên không đạt tiêu chuẩn về diện tích của đơn vị hành chính cấp quận theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
W_hoan-kiem-2.jpg
Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích nổi tiếng. Cụ thể bao gồm quần thể di tích hồ Gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, nhà hát Lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò, nhà thờ lớn, tượng đài Lý Thái Tổ, chợ Đồng Xuân…
W_hoan-kiem-3.jpg
Hồ Gươm là một trong những địa danh du lịch thu hút du khách trong nước và quốc tế. Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15, gắn với truyền thuyết Vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần. Tên hồ đã được lấy để đặt cho quận này.
W_hoan-kiem-4.jpg
Cầu Thê Húc nối từ hồ Hoàn Kiếm ra hòn đảo nhỏ nơi có đền Ngọc Sơn. Cây cầu này được Thần Siêu Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Tên của cầu có nghĩa là "nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm" hay "Ngưng tụ hào quang". Cầu làm bằng gỗ, gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
W_hoan-kiem-5.jpg
Bưu điện Hà Nội nằm trong khu vực hành chính đầu tiên của Hà Nội và mang phong cách cổ điển châu u. Bưu điện này nằm đối diện với hồ Hoàn Kiếm, gồm ba tòa nhà bưu điện tọa lạc tại các phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thạch và Đinh Lễ, được xây dựng theo phong cách kiến trúc tân cổ điển và Art Deco. Sau này trong thập niên 1970, công trình cũ của tòa bưu điện trung tâm bị phá dỡ và xây lại thành một tòa nhà cao năm tầng có cột đồng hồ lắp trên đỉnh. Chiếc đồng hồ cùng với biển chữ của công trình đến nay đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa của Hà Nội.
W_hoan-kiem-6.jpg
Nhà hát Lớn Hà Nội (số 1A phố Tràng Tiền) được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, dưới sự giám sát kỹ thuật của thanh tra đô thị kiến trúc sư Harlay, một trong hai tác giả thiết kế. Người phụ trách thi công là ông Travary và Savelon. Đây là công trình mang đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp. Không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... của nhà hát Lớn Hà Nội khá giống với các nhà hát ở châu u đầu thế kỷ XX.
W_hoan-kiem-7.jpg
Nhà thờ Lớn (Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là một di tích kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu u, rất thịnh hành trong thế kỷ 12, dựa theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm cuốn nhọn, hướng lên bầu trời.
W_hoan-kiem-8.jpg
Tượng đài vua Lý Thái Tổ được khởi công xây dựng và khánh thành năm 2004. Đây là bức tượng bằng đồng nguyên chất, đúc liền khối, nặng 34 tấn (tượng 14 tấn, bệ 20 tấn), cao 10,10 m (tượng cao 6,8 m, bệ cao 3,3 m), tính theo đơn vị centimet, 1010 cm tương ứng với số năm 1010 - năm vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay), đổi tên thành Thăng Long. Từ lâu tượng đài vua Lý Thái Tổ là nơi diễn ra nhiều sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật trong các dịp lễ kỷ niệm quan trọng của đất nước.
W_hoan-kiem-9.jpg
Đền Ngọc Sơn nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm, được xây dựng từ thế kỷ 19. Ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chỉ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13. Hiện đền Ngọc Sơn là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
W_hoan-kiem-10.jpg
Nhà tù Hỏa Lò được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, từng là nơi chứng kiến nhiều đau thương khốn cùng, cũng như tinh thần bất khuất, kiên cường khi phải đối mặt với nhục hình và cái chết của những người con Việt Nam yêu nước.
W_hoan-kiem-11.jpg
Cầu Long Biên (tên cũ là cầu Paul Doumer) là cây cầu bắc qua sông Hồng kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình với quận Long Biên của Hà Nội. Cầu được xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 bởi công ty Daydé & Pillé, được sử dụng vào năm 1903. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử của Hà Nội, tượng trưng cho sự hiên ngang, dũng cảm của Thủ đô trong thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
W_hoan-kiem-12.jpg
Ga Hà Nội tên cũ là Ga Hàng Cỏ, là một nhà ga xe lửa lớn của Việt Nam nằm trên các quận Hoàn Kiếm và Đống Đa, Hà Nội. Từ đây, hành khách có thể làm thủ tục mua vé tàu hỏa đi các tuyến trong nước. Phía đường Lê Duẩn là khu A chuyên phục vụ các chuyến tàu Thống Nhất đi các tỉnh thành phía Nam. Phía đường Trần Quý Cáp là khu B chuyên phục vụ các chuyến tàu đi các tỉnh thành phía Bắc. Ga Hà Nội tọa lạc tại số 120, phố Lê Duẩn, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhìn ra cuối phố Trần Hưng Đạo.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập có nhiều di tích văn hóa, lịch sử lớn