Những đống chất thải lớn bị đổ trộm quanh khu vực hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) đang gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.
Trên một số tuyến phố quanh khu vực hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) đang trong tình trạng bị đổ trộm rác thải, chiếm dụng vỉa hè làm nơi đỗ xe ô tô. Đủ các loại phế thải số lượng lớn, ngày đêm bốc mùi xú uế, gây ảnh hưởng tới môi trường và mất mỹ quan đô thị.Theo ghi nhận của PV Moitruong.net.vn, tại phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội), nhiều đống chất thải lớn với đủ các loại rác bị đổ trộm tại đây, từ phế liệu xây dựng cho đến các loại rác thải như bã mía, vỏ dừa.Thậm chí là những tấm kính sắc nhọn gây nguy hiểm cho người đi đường.Ngay cả những vật tư y tế, que test Covid-19 cũng bị vứt ra đây.Nguy hiểm hơn là những mẫu xét nghiệm máu này nằm ngay trên vỉa hè, khiến người đi đường phải khiếp sợ.Theo anh Phùng Gia Bảo (Hoàng Mai, Hà Nội), trên tuyến phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai, Hà Nội) có nhiều đoạn bị biến thành bãi rác tự phát lớn, nhiều nơi rác tồn tại đã lâu không.“Tôi thấy nhiều người hay đổ trộm rác thải tại đây, lâu dân rác thải chất thành từng đống. Đủ các loại chất thải không được thu gom, vận chuyển đi xử lý, nếu có thì cũng dọn dẹp qua loa khiến nhiều người coi như là bãi rác tự phát, điều này gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường. Mong chính quyền địa phương sẽ quyết liệt hơn nữa, có những biện pháp triệt để ngăn chặn tình trạng này”, anh Bảo cho hay.Rất nhiều vỏ dừa, bã mía đổ quanh khu vực này.Nhiều bồn vệ sinh cũ nát cũng bị vứt tràn lan tại đây.Những tấm gỗ găm đinh xuất hiện tại đây gây nguy hiểm cho người đi đường nếu chẳng may giẫm phải.Theo người dân, tình trạng này kéo dài đã lâu, khi người dân hay báo, đài phản ánh đến chính quyền thì chỉ được dọn dẹp qua loa.Em Nguyễn Khánh Linh, học sinh trường THCS Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Rác thải ở đây quá nhiều, chất thành đống, ngày nào đi học qua đây em cũng phải di chuyển thật nhanh và lúc nào cũng phải đeo khẩu trang. Em mong con đường này sẽ không có rác thải xuất hiện nữa”.Đủ các loại chất thải được bọc trong những bao tải.Mặc dù có biển cấm nhưng rác thải vẫn được đổ tràn lan tại đây.Vỉa hè tại đây nhiều đoạn đã bong tróc vỡ vụn gạch lát.Nhiều lều lán mọc lên quanh khu vực bờ hồ.Tại phố Nam Sơn, nhiều xe ô tô đậu kín vỉa hè, thậm chí xe đỗ cả xuống lòng đường...
Ô nhiễm đến mức được ví von như "sông Tô Lịch" ở thành phố Vinh (Nghệ An), dòng nước kênh Bắc chảy qua trung tâm thành phố quanh năm một màu đen kịt và bốc mùi hôi thối.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có gần 128.000 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, nhưng đến nay mới thu hồi được khoảng 1.460 ha. Việc xử lý gặp nhiều khó khăn do di cư tự do, vi phạm phức tạp và thiếu nguồn lực.
Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, mỗi ngày, TP. Hải Phòng phát sinh khoảng 2.010 tấn chất thải rắn sinh hoạt – con số đang không ngừng tăng theo thời gian. Đây là một thách thức lớn đối với công tác quản lý, xử lý rác thải và bảo vệ môi trường đô thị.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, khô hanh và không có mưa nhiều ngày qua, Cục Lâm nghiệp và lực lượng Kiểm lâm (thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng tại 70 khu vực ở khu vực Nam Bộ trong ngày 6/5.
Trước phản ánh của báo chí và sự bức xúc kéo dài của người dân về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại tuyến mương chảy qua địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã yêu cầu khẩn trương kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả trước ngày 7/5/2025.
Trong quá trình tái chế dầu thải, cơ sở của Bùi Quốc Giang đã đổ hàng tấn bã dầu khô nguy hại vào một hố đào dài 14m, nằm ngay bên ngoài xưởng tái chế.
Đến ngày 4/5, công tác thu dọn các tòa nhà bị hư hại do trận động đất mạnh xảy ra ngày 28/3 vừa qua đã hoàn thành khoảng 80% tại thành phố Mandalay và khoảng 50% tại thành phố Sagaing.
Khai thác khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nhưng cũng đang để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường và hệ sinh thái ở Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng hoạt động khai khoáng hiện nay, đặc biệt là các sai phạm trong cấp phép, quản lý, giám sát môi trường; đồng thời đánh giá tác động tới tài nguyên, đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" (Kế hoạch).
Là quốc gia thành viên tích cực của Liên hợp quốc, Việt Nam đang từng bước khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình thông qua việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình (GGHB). Để việc triển khai ngày càng hiệu quả, việc xây dựng Luật Tham gia lực lượng GGHB Liên hợp quốc là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình (GGHB) của Liên hợp quốc (LHQ) được thảo luận với nhiều nội dung mới, đặc biệt chú trọng thúc đẩy bình đẳng giới trong lực lượng vũ trang và dân sự.
Theo quyết định, việc thanh tra sẽ tiến hành ở các hoạt động quản lý, cấp phép, khai thác mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Đối tượng thanh tra là Sở Nông nghiệp và Môi trường, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan. Thời kỳ thanh tra được xác định từ ngày 1/1/2019 đến ngày 30/6/2024.
Với khả năng phục hồi và các biện pháp giảm thiểu có quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, các nền kinh tế toàn cầu có thể giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và mất mát về con người.
Trong kế hoạch triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường năm 2025, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 xử lý 100% rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế. Riêng trong năm 2025, tỷ lệ này phải đạt tối thiểu 80%, góp phần xây dựng đô thị xanh, sạch, bền vững.
Với 429/429 đại biểu có mặt tán thành, Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân sẽ được thông qua vào sáng 17/5 thay vì 28/6 như dự kiến ban đầu.