Hỗ trợ khẩn cấp các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Minh Lâm|24/10/2023 13:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Căn cứ theo quy định của pháp luật, khi có thiên tai xảy ra, các địa phương đã chủ động xử lý và báo cáo kịp thời. Vừa qua, Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ khẩn cấp 4.000 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả sạt lở.

Chiều 23/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái họp với các bộ ngành về hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, sạt lở tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc...

Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cho biết từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai cực đoan xảy ra trên các vùng miền, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tập trung chính vào các loại hình thiên tai là mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển.

thien-tai.jpg
Mưa lũ đe dọa nhà dân bên sông Hương (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

Căn cứ theo quy định của pháp luật, khi có thiên tai xảy ra, các địa phương đã chủ động xử lý và báo cáo kịp thời. Vừa qua, Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ khẩn cấp 4.000 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả sạt lở.

Cùng với đó, xuất phát từ thực tế, 30 tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên đã đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, di dời dân cư vùng thiên tai, khắc phục khẩn cấp hậu quả sạt lở.

Trên cơ sở kiểm tra thực tế tại 23 địa phương, rà soát và tổng hợp số liệu, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã tổng hợp và đề nghị xem xét hỗ trợ khẩn cấp hơn 5.000 tỷ đồng để các tỉnh khắc phục khẩn cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và di dời, bố trí sắp xếp dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các địa phương phải chịu trách nhiệm về số liệu, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, bảo đảm sử dụng đúng quy định.

Đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai rà soát lại nội dung trình, tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, phối hợp với các bộ ngành, địa phương thống nhất danh mục, đảm bảo đúng đối tượng;… chậm nhất ngày 27/10 phải hoàn thiện tờ trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, bảo đảm kịp thời, hiệu quả.

Bài liên quan
  • Việt Nam đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, với sản lượng lúa dự kiến cả năm đạt trên 43 triệu tấn, ngoài đảm bảo an ninh lương thực trong nước, chế biến, làm giống, chăn nuôi, Việt Nam có thể xuất khẩu trên 7,5 - 8 triệu tấn gạo trong năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
}
Hỗ trợ khẩn cấp các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
(*) Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.