Hơn 764 tỷ đồng triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại Quảng Nam

Minh Châu|19/03/2024 16:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024, Quảng Nam Quảng Nam phấn đấu giảm ít nhất 2.900 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 6%.

Năm 2024, tỉnh Quảng Nam phấn đấu thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ huyện nghèo từng bước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Phấn đấu giảm ít nhất 2.900 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 6% và đạt mục tiêu theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 04/5/2021 3 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 26/01/2024 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo năm 2024.

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện kế hoạch năm 2024 hơn 764,5 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí thực hiện chương trình từ năm 2023 về trước được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển sang năm 2024 thực hiện). Trong đó, ngân sách trung ương hơn 664,8 tỷ đồng; ngân sách địa phương đối ứng (tỉnh, huyện, xã: bằng 15% so với ngân sách trung ương hỗ trợ) hơn 99,7 tỷ đồng.

giam-ngheo.jpg
Ảnh minh họa.

UBND tỉnh giao các Sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 22/2022/NQHĐND ngày 20/7/2022 của HĐND tỉnh và các văn bản liên quan.

Các Sở, ngành, đơn vị liên quan của cấp tỉnh và các địa phương (cấp huyện, cấp xã) có giải pháp huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Kế hoạch đảm bảo thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

Đảm bảo kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ của Chương trình và đúng quy định của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh và các địa phương (cấp huyện, cấp xã), khả năng tham gia của các đối tượng trong thực hiện Chương trình. Quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.

Tăng cường thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án, chính sách, hoạt động khác đang triển khai trên cùng một địa bàn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo bền vững.

Bài liên quan
  • Thanh Hóa: Bứt phá vững chắc trên hành trình xây dựng nông thôn mới
    Tỉnh Thanh Hóa đã, đang có những bước đi vững chắc và tràn đầy hi vọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM); điều này không chỉ được bảo chứng qua những con số thống kê đầy hứng khởi, mà còn hiện hữu trên từng làng quê với sự “thay da đổi thịt”, cùng chất lượng sống của người dân không ngừng được nâng cao...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hơn 764 tỷ đồng triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại Quảng Nam