Tỉnh Quảng Trị đang tập trung kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường nước, thông qua việc đầu tư xây dựng hạ tầng thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Mùa khô 2024-2025, xâm nhập mặn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được ngành chức năng dự báo từ sớm và sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt ở vùng ven biển.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị tăng cường giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng nông, lâm, thủy sản, đặc biệt với nấm, cây, củ, quả rừng tự nhiên, nhằm phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ đề xuất sử dụng vệ tinh LOTUSat-1 để hỗ trợ bảo vệ môi trường Hà Nội qua việc giám sát đô thị hóa, kiểm soát chất thải.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera thông minh, thiết bị đo tự động để kiểm soát khai thác khoáng sản, siết chặt đăng ký, ghi chép và báo cáo nhằm minh bạch hóa, chống thất thoát tài nguyên.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera thông minh, thiết bị đo tự động để kiểm soát khai thác khoáng sản, siết chặt đăng ký, ghi chép và báo cáo nhằm minh bạch hóa, chống thất thoát tài nguyên.
Là chứng nhân lịch sử đồng hành với Thủ đô Hà Nội đi qua biết bao thăng trầm trong quá trình xây dựng và phát triển, sông Tô Lịch có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa cũng như kinh tế-xã hội của thành phố. Vì vậy, việc cải thiện chất lượng nước, hồi sinh dòng sông Tô Lịch là vấn đề nhận được sự quan tâm, trăn trở của chính quyền thành phố và là điều mong mỏi của người dân Thủ đô nhiều năm qua.
Sáng 13/2, nhiều khu vực tại Hà Nội ghi nhận chất lượng không khí ở mức rất xấu, tiệm cận nguy hại. Chuyên gia khuyến cáo người dân, đặc biệt là nhóm nhạy cảm, hạn chế ra ngoài và sử dụng biện pháp bảo vệ sức khỏe.
Sáng 6/2, chất lượng không khí Hà Nội ở mức "không lành mạnh", ảnh hưởng sức khỏe, đặc biệt với nhóm nhạy cảm. Người dân được khuyến cáo hạn chế ra ngoài, đeo khẩu trang chống bụi mịn.
Trước tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng, đặc biệt là do bụi mịn PM2.5, Thái Lan đã ban hành lệnh “cấm đốt” trên toàn quốc nhằm kiểm soát nguồn phát thải.
Theo dự án Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tình trạng chậm tiến độ trình hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) trái pháp luật. Dự kiến ngày mai (5/2), Phiên họp thứ 42 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật Ban hành VBQPPL sửa đổi.
UBND tỉnh Bến Tre vừa có Văn bản đề nghị Công an tỉnh; các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thành phố và Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bến Tre tăng cường công tác quản lý rác thải, kiểm soát và giám sát chặt chẽ các nguồn thải và bảo vệ môi trường (BVMT) trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh.
Nhằm đảm bảo môi trường sạch đẹp và không gian sống trong lành cho người dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP. Cần Thơ yêu cầu kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải và thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn.
Ngày 9/1/2025, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Công văn số 199/UBND-NN yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải và bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 theo chỉ đạo của Bộ TN&MT tại Công văn số 68/BTNMT-KSONMT ngày 3/1/2025.
Trên ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ ghi nhận, đợt ô nhiễm có thể kéo dài thêm khoảng 3-4 ngày tới. Trong đó hai ngày 6-7/1, mức độ ô nhiễm phổ biến ở ngưỡng rất xấu, rất có hại cho sức khỏe mọi người. Thời gian ô nhiễm có thể bao trùm cả ngày.
Để ngăn chặn tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép gia tăng trong dịp Tết Nguyên đán, Quảng Ngãi đang triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ. Các lực lượng chức năng được huy động tăng cường tuần tra, kiểm tra, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư.